Biến nhựa phế thải thành xăng máy bay
Một ngày nào đó những túi nilon và sản phẩm phế thải bằng nhựa sẽ trở thành nguồn cung cấp xăng cho máy bay, nếu ý tưởng của một kỹ sư Anh trở thành hiện thực.
Andy Pag, một kỹ sư tại Anh, nảy ra ý tưởng chiết xuất nhiêu liệu dành cho máy bay từ những loại rác nhựa - thứ mà các nhà máy tái chế rác không thu gom nên thường bị vứt ra bãi rác. Sau đó ông sẽ bơm loại xăng được chiết xuất từ nhựa phế thải vào một máy bay mini để chu du khắp nước Anh.
“Nhựa và các loại nhiên liệu hydrocarbon đều có cấu trúc hóa học giống nhau. Chúng cùng được tạo nên bởi những chuỗi nguyên tử hydro và carbon, nhưng cách sắp xếp các nguyên tử của chúng khác nhau. Tôi sẽ đập tan chuỗi nguyên tử của nhựa rồi sắp xếp lại để tạo ra xăng dành cho động cơ máy bay”, MSNBC dẫn lời Pag.
Andy Pag mơ ước khám phá nước Anh trên chiếc máy bay mini
sử dụng xăng được chiết xuất từ nhựa phế thải. (Ảnh: MSNBC)
“Đây là kỹ thuật mà người Đức áp dụng trong Thế chiến thứ hai để tạo ra nhiên liệu diesel từ than đá”, Pag cho biết.
Nếu con người tìm ra cách tận dụng nhựa phế thải, lượng carbon dioxide (CO2) trong không khí sẽ giảm, Pag giải thích. Nếu các túi nilon bị chôn dưới đất, chúng sẽ tạo ra khí metan (NH4) và CO2 trong quá trình phân hủy.
Khi nhựa bị biến thành nhiên liệu, nó vẫn thải ra khí CO2 trong bầu khí quyển. Nhưng bù lại con người sẽ không phải sử dụng một lượng xăng, dầu nhất định dưới lòng đất. Do lượng nhiên liệu đó không được sử dụng, nó sẽ giúp con người tiết kiệm được một khoản tiền, đồng thời giảm bớt lượng khí CO2 trong không khí.
Với một hành tinh chứa tới 7 tỷ người và hơn 1 tỷ phương tiện cơ giới như trái đất, giải pháp biến nhựa phế thải thành nhiên liệu của Pag không thể giảm sự phụ thuộc của loài người vào than đá, dầu mỏ.
“Chúng ta không thể tìm ra một giải pháp có thể thỏa mãn mọi yêu cầu. Nhưng nếu tìm ra một giải pháp hữu ích thì tôi sẽ khai thác nó một cách triệt để”, Pag khẳng định.
Pag không phải là loại người nghĩ ra ý tưởng rồi để nó trong tâm trí. Ông từng lái một xe tải chạy bằng chocolate qua sa mạc Sahara ở châu Phi và chu du khắp thế giới trên một xe buýt chạy bằng dầu thực vật đã qua sử dụng.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
