Biến phân bò thành chất khử mùi thơm phức
Hai nữ sinh trung học Dwi Nailul Izzah và Rintya Aprianti Miki đã gây ấn tượng mạnh cho ban giám khảo cuộc thi Dự án Khoa học Olympiad Indonesia với sản phẩm khử mùi tự nhiên được chế tạo từ phân bò.
Dwi và Rintya đã vượt qua khoảng 1.000 ứng viên khác, giành huy chương vàng cho phát minh độc đáo của mình trong cuộc thi toàn quốc được tổ chức tại Jakarta hồi cuối tháng Hai.
Sản phẩm độc đáo của hai nhà nữ phát minh trẻ hoàn toàn không chứa hóa chất nào được sử dụng làm dung dịch khử mùi trên thị trường. Theo ban giám khảo và những người có cơ hội ngửi thử, sản phẩm này có mùi thơm đáng ngạc nhiên của thảo mộc.
Hai nhà sáng chế trẻ và sản phẩm khử mùi từ phân bò - (Ảnh Odditycentral)
Sản phẩm của Dwi và Rintya còn có ưu thế là rẻ tiền hơn, với giá 21.000 rupiah (46.000 đồng) cho 225 gam sản phẩm trong khi dung dịch khử mùi khác có giá khoảng 39.000 rupiah (84.000 đồng) cho một bình chứa 275 gam sản phẩm.
Hai nữ sinh đã sẵn sàng đem phát minh độc đáo của mình đến trưng bày tại Dự án môi trường quốc tế Olympiad ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và đăng ký bằng sáng chế.
Để chế tạo sản phẩm này, Dwi và Rintya thu nhặt phân bò tại một nông trại ở quận Lamongam, Đông Java để lên men trong 3 ngày. Sau đó chất liệu này được khử nước và trộn với nước dừa. Cuối cùng, hỗn hợp được chưng cất để cho ra sản phẩm kỳ lạ này.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
