Biến rác nilon thành xe đua
Sau khi được sử dụng, những mảnh rác nilon có thể được tái chế để trở thành vật liệu dành cho việc sản xuất xe đua, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
Các tổ chức bảo vệ môi trường phản đối việc sử dụng túi nilon, bởi thời gian phân hủy của chúng trong môi trường tự nhiên có thể kéo dài tới hàng nghìn năm. Một số chính phủ đã cấm sử dụng túi nilon hoặc đánh thuế những người dùng chúng. Các cơ sở tái chế rác sẵn sàng nhận chai nhựa, nhưng không thích túi nilon. Nhiều siêu thị, cửa hàng có chương trình thu hồi và tái chế túi nilon mà người tiêu dùng sử dụng, song điểm đến cuối cùng của phần lớn túi nilon vẫn là bãi rác.
Newscientist cho biết, mới đây các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge tại bang Tennessee, Mỹ đã tìm ra một cách để biến polyethylene, một hợp chất hữu cơ trong túi nilon và các loại rác nhựa khác, thành sợi carbon với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Họ trộn polyethylene với axit polyactic - một hợp chất được chiết xuất từ bột ngô hoặc mía - rồi đưa hỗn hợp vào môi trường có nhiệt độ cao.
Sau đó, họ xe hỗn hợp thành những sợi có đường kính từ 0,5 tới 20 micromet. Mỗi bó sợi được nhúng vào bồn chứa axit. Phản ứng giữa các sợi với axit tạo ra một loại sợi màu đen có khả năng chống nhiệt (không bị chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cực cao).
Bằng cách thay đổi từng công đoạn trong quá trình tạo sợi màu đen, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra sợi siêu bền với nhiều hình dạng khác nhau. Do là siêu nhẹ và siêu bền, các sợi đó có thể trở thành vật liệu để chế tạo vỏ và nhiều bộ phận của xe đua. Sự hiện diện của chúng sẽ làm giảm khối lượng của xe, nhờ đó tiết kiệm nhiên liệu và tăng tốc độ tối đa của xe.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
