Biến tảo thành chất dẻo
Xử lý được khối lượng tảo bị thải ra sau quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học, các nhà khoa học Ấn Độ đã biến chúng thành chất dẻo.
Là công ty công nghiệp chuyên sản xuất chất dẻo sinh học, lãnh đạo của Cereplast luôn tìm kiếm một nguồn nguyên liệu dồi dào. Trước đây, nguyên liệu chủ yếu được họ khai thác là các cây ngô, lúa mỳ và sắn. Tuy nhiên, sự hạn chế về nguồn cung đòi hỏi sự thay thế. Câu trả lời lúc đó là "tảo". Nhưng sẽ tìm đâu lượng cung đủ lớn?.
Trong vài năm trở lại đây, tảo trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất nhiên liệu nhằm thay thế nhiên liệu hóa thạch và nhiên liệu dựa trên lương thực. Quá trình sản xuất tương đối đơn giản khiến hàng nghìn công ty trên thế giới bắt tay vào kinh doanh.
Quá trình nuôi trồng, thu hoạch, sấy khô và chiết xuất dầu từ tảo để lại một núi phụ phẩm. Thông thường, chúng được chuyển tới các nơi chăn nuôi gia súc để trở thành nguồn cung thức ăn.
Sản phẩm nhựa làm từ tảo.
Tuy nhiên, đây không phải là món ăn ưa thích của gia súc, và lượng phụ phẩm quá lớn. Nhờ nghiên cứu của công ty nhằm biến lượng phế phẩm tảo trở thành nguyên liệu để sản xuất chất dẻo. Đây là câu trả lời cho nguồn cung của công ty Cereplast.
Nhờ công nghệ mới, công ty đã sản xuất được khoảng 30-50 % chất dẻo từ tảo thay thế cho thị trường truyền thống. Tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất thương mại, nguồn cung lại là vấn đề lớn. Điểm đặc biệt là loại nhựa này có khả năng tái chế nhanh chóng và dễ dàng, không gây hại cho môi trường.
Hiện nay, để sản xuất ra 1 kg chất dẻo "tảo", cần tới 1,5 kg tảo sấy khô và ép chặt. Với số lượng sản xuất hiện tại, họ có thể sản xuất từ 450 - 2.200 tấn trong năm tới, tùy thuộc vào nguồn cung nguyên liệu.
Nguồn: Popular Mechanics

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
