Biến vỏ cua xanh châu Âu xâm lấn thành một loại nhựa thân thiện môi trường
Một nhóm các nhà khoa học ở Canada đã phát triển một ý tưởng biến vỏ cua thành các cốc nhựa và dao, kéo.
Dự án được phát triển bởi Audrey Moores, một nhà hóa học tại Đại học McGill, hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik ở Nova Scotia, nơi đã phải vật lộn với số lượng cua xanh châu Âu xâm lấn từ những năm 1980.
Cua xanh châu Âu là một loài xâm lấn đôi khi được gọi là cua "sát thủ" vì xu hướng ăn thịt đồng loại của nó.
Cua xanh châu Âu xâm lấn đất liền đã trở thành một vấn đề lớn tại Công viên quốc gia Kejimkujik, bờ biển ở Nova Scotia
Cua xanh cái có thể sinh ra hơn 175.000 quả trứng trong một vòng đời, khiến loài này trở nên nhanh chóng áp đảo về số lượng ở mọi môi trường sống .
Nhóm nghiên cứu của Moores đã thu hoạch cua xanh từ công viên và chế biến vỏ của chúng để chiết xuất một hóa chất gọi là chitin.
Chitin có thể được sử dụng để tạo ra nhựa thân thiện với môi trường, tự phân hủy trong các bãi chôn lấp và đại dương mà không có bất kỳ tác động xấu nào tới môi trường.
"Nếu chúng ta có thể biến loài sinh vật xâm lấn này trở thành một giải pháp toàn diện cho vấn đề ô nhiễm nhựa mà tất cả các đại dương đang phải đối mặt ngày nay, tôi thực sự nghĩ rằng đó sẽ là một cách tuyệt vời và sáng tạo", Moores nói.
Cua xanh châu Âu có thể sinh sản rất nhanh.
Trước đây, chitin đã được chiết xuất từ nhiều loại vỏ động vật khác nhau bằng cách sử dụng axit hydrochloric và sau đó thêm một hỗn hợp hóa học khác để xúc tác chitin thành một hợp chất ổn định hơn gọi là chitosan. Mặc dù nhựa được sản xuất qua quá trình này có khả năng phân hủy sinh học, nhưng nó vẫn để lại một lượng đáng kể nước thải hóa học.
Trong dự án Kejimkujik, Moores đã nghĩ ra một phương pháp mới và ít độc hại tới môi trường để chế biến chitin liên quan đến việc nghiền vỏ cua và trộn chúng với một loại bột đặc biệt.
Moores và nhóm của cô đã bắt những con cua xanh châu Âu tại Kejimkujik và xử lý chúng trong phòng thí nghiệm để sản xuất một loại nhựa có thể phân hủy sinh học có thể được sử dụng sản xuất cốc, đĩa và dao kéo
Moores sẽ xử lý vỏ cua bằng cách nghiền thành bột và trộn chúng với một loại bột đặc biệt để chiết xuất chitin, đó là nền tảng của vật liệu nhựa thân thiện với môi trường hơn.
Phương pháp này sử dụng ít nước hơn và ít hóa chất hơn, đảm bảo tạo ra rất ít chất thải hóa học.
Moores nói rằng nhựa được sản xuất qua quá trình này rất cứng, giống như thủy tinh, và nhóm nghiên cứu đang sản xuất một chất mềm hơn có thể được đúc thành các vật phẩm như cốc, đĩa và dao kéo bằng nhựa.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
