Bình Định: thêm 2 người chết do lũ
Ngày 17-11, khu vực tỉnh Bình Định tiếp tục có mưa và mưa to ở vùng núi các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh. Mưa lớn khiến mực nước các sông trong tỉnh tiếp tục dâng cao, nước từ thượng nguồn đổ về làm ngập hàng ngàn hộ dân tại một số địa phương trong tỉnh.
Hầu hết các tuyến tỉnh lộ 629 từ Bồng Sơn đi An Lão qua các xã Ân Hảo Đông, Ân Mỹ ngập trong nước lũ không thể đi lại được. Tuyến ĐT 630 từ Bồng Sơn đi Hoài Ân ngập trong nước từ 0,5-1m gây ách tắc giao thông, nhiều đoạn không đi lại được. Hiện lực lượng công an, thanh niên xung kích đã chốt chặn tại các đoạn đường bị ngập không cho người qua lại. Các khu dân cư dọc vùng trũng của sông An Lão và sông Kim Sơn trên địa bàn huyện Hoài Ân đã có trên 1.600 nhà dân đã bị ngập sâu trong nước hơn 0,5m.
Theo số liệu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Hoài Ân, đến trưa 17-11 toàn huyện đã có 2 người chết do lũ. Anh Đặng Văn Quân ở thôn Vạn Hội, xã Ân Tín lùa vịt ngoài đồng đã bị nước lũ cuốn trôi và ông Nguyễn Văn Phụng ở thôn Vạn Trung, xã Ân Hảo Tây đi qua cầu Vạn Trung sang xã Ân Hảo Đông bị nước lũ cuốn trôi đến chiều tối vẫn chưa tìm thấy thi thể. Hôm nay, tất cả trường học trên địa bàn Hoài Ân đều nghỉ học.
Tại huyện vùng cao An Lão, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã di dời 65 hộ dân ở các vùng bị ngập sâu tại xã An Hòa đến nơi an toàn.
Mưa lớn ở đầu nguồn Vĩnh Sơn khiến nước lũ sông Kôn tiếp tục dâng cao và nhấn chìm hàng ngàn nhà dân ở các xã ven đê khu đông phía đông nam huyện Phù Cát như: Cát Chánh, Cát Tiến… và các xã phía đông huyện Tuy Phước như: Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Thuận, Phước Sơn… từ 0,5-1m.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Bình Định, hiện trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to, nên mực nước trên các triển sông trong tỉnh tiếp tục lên nhanh, khả năng có lũ ở mức báo động cấp 2, cấp 3, có nơi lên trên báo động cấp 3.
Quảng Ngãi: lở núi đè bẹp 1 nhà dân, 1 người chết 3 người bị thương
Tin từ UBND huyện Sơn Hà cho biết khoảng 18g ngày 16-11 tại khu vực núi Kà Long, thôn Gò Rin, xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà, một ngọn núi đã bị lở kèm theo một khối lượng đất đá đã đè bẹp một ngôi nhà của gia đình anh Đinh Văn Yêm, khiến ba người bị thương nặng và cháu Đinh Thị Tâm (10 tuổi) ở nhà bên cạnh qua nhà anh Yêm xem tivi bị chết. Đất đá cũng làm hai ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng.
Ngôi nhà của anh Đinh Văn Yêm bị núi lở làm sập.
Cũng vào thời gian trên tại khu vực cầu Sim tổ dân phố Làng Bồ,thị trấn Di Lăng, một thanh niên khoảng 27 tuổi đi xe máy qua đường đã bị lũ cuốn trôi, đến 10g sáng nay vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Như vậy, Quảng Ngãi đã có 3 người chết, 1 người mất tích và hơn 20 người bị thương do mưa lũ.
Thừa Thiên - Huế: Vùng hạ lưu vẫn chìm trong nước lũ
Đến 18g chiều nay (17-11), nước lũ đã xuống nhưng quá chậm nên các xã thuộc vùng hạ lưu sông Bồ như Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thái của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế) vẫn còn ngập sâu trong nước lũ.
Đến chiều tối nay 17-11, nhiều xã vùng hạ lưu sông Ô lâu vẫn ngập sâu trong nước, người dân vẫn phải dùng thuyền, ghe để đi lại - ảnh NGUYỄN ĐÔNG.
Riêng xã Quảng An và Quảng Thành bị cô lập hoàn toàn. UBND huyện Quảng Điền phải bố trí 3 chiếc ghe trực tại xã Quảng Phước để phục vụ người dân đi lại.
Chiều 17-11, nước lũ tại xã Quảng An vẫn đang còn ngập lớn, người dân đi lại gặp rất nhiều khó khăn - Ảnh NGUYỄN ĐÔNG.
Theo ông Nguyễn Hiền, chủ tịch UBND xã Quảng An, cho biết toàn xã có 5 thôn vẫn đang trong tình trạng ngập nặng. "Nước lũ có rút nhưng rút quá chậm. Nhiều nơi trong xã còn ngập tới 0,8m. Toàn bộ hoa màu của bà con trong xã đã bị hư hại hoàn toàn".
Các trường học tại Quảng Vinh, Quảng An và Quảng Thành vẫn phải cho học sinh nghỉ học. Theo các giáo viên, nếu ngày mai 18-11 nước rút, các trường sẽ bố trí cán bộ và học sinh dọn dẹp bùn non để các em trở lại trường.
Trường tiểu học số 1 Quảng An vẫn chìm trong nước lũ - Ảnh NGUYỄN ĐÔNG.
Do mưa lớn, nhiều đường xã, cầu cấu bị hư hại nặng (ảnh chụp tại xã Quảng An) - Ảnh NGUYỄN ĐÔNG.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 27.245 hộ dân thuộc 41 xã phường thuộc 6 huyện, thị và TP Huế dọc sông Bồ, sông Ô Lâu và sông Hương bị ngập nặng từ 0,3-0,8m.
* Chiều nay 17-11, niềm vui như vỡ oà với gia đình em Hồ Thị Thảo, học sinh lớp 8, Trường THCS Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền (mất tích ngày 16-11), khi người nhà gặp được em vẫn trong tình trạng khỏe mạnh. Sau khi bị thất lạc khỏi gia đình, em Thảo đã leo qua ngọn núi chỗ em tránh lũ mất một ngày, một đêm và tìm đường trở về nhà. |

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
