Bình Thuận: Cát thải từ mỏ tràn vào nhà dân
Ngày 11/9, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận đã đình chỉ hoạt động khai thác titan của Công ty Cổ phần Dương Anh, do công ty này để xảy ra sự cố vỡ bờ bao tại bãi xả thải làm cát tràn ngập hoa màu và nhà dân tại thôn Văn Kê, xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam.
Trước đó, mưa to kéo dài vào sáng 10/9 đã làm hàng trăm mét khối cát từ mỏ khai thác sa khoáng titan tràn ra vùi lấp vườn thanh long và tràn vào bên trong nhà ông Trần Văn Châu cách bãi thải khoảng 60m.
Cát đã vùi lấp nhiều trụ thanh long sắp thu hoạch. (Ảnh: Phapluattp)
Theo thống kê, đã có gần 200 trụ thanh long bị vùi lấp, trong đó có 66 trụ bị vùi lấp tận ngọn, một số công trình phụ bên trong nhà bị hư hại.
Vụ vỡ bờ bao cũng làm một lượng dầu trong trong bồn chứa của công ty tràn ra ngoài gây bốc mùi nồng nặc.
Rất may sự cố xảy ra không gây thiệt hại về người.
Sáng 11/9, trời vẫn còn mưa nặng hạt, cát vẫn tiếp tục theo nước mưa tràn vào nhà dân. Trong nhà ông Trần Văn Châu, mọi người vẫn đang tiếp tục xúc đổ lớp cát tràn vào ở khu vực bếp.
Một khoảng vườn sau nhà ông Châu, nhiều trụ thanh long chỉ còn nhô lên phần ngọn trong lớp cát dày. Vườn thanh long 4 năm tuổi sắp thu hoạch của gia đình ông Châu đã bị cát vùi lấp.
Cát thải cũng đã tràn xung quanh nhà ông Châu từ 0,4 đến 0,6m và một lượng cát tràn vào nhà với độ dày khoảng 0,2m.
Ngay khi xảy ra sự cố, lực lượng thanh niên địa phương cùng người dân đã hỗ trợ di dời tài sản nhà ông Châu ra khỏi vùng nguy hiểm.
Theo những người dân ở đây, trước đó đã có cảnh báo về việc công ty đổ cát thải thành ngọn đồi quá cao (30m so với mặt đất), dễ gây sạt lở nhưng công ty không khắc phục.
Sau khi kiểm tra hiện trường, Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận yêu cầu Công ty cổ phần Dương Anh tạm dừng hoạt động khai thác, nhanh chóng khắc phục sự cố, chờ ý kiến xử lý của cấp có thẩm quyền.
Cùng với đó, Sở yêu cầu đơn vị khai thác khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương để thỏa thuận bồi thường thiệt hại cho người dân, đồng thời có biện pháp vận chuyển, xử lý thích hợp để tránh cát thải tiếp tục tràn lấp xuống phía dưới khu vực dân cư.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
