Bọ cánh cứng tự vệ bằng cách nằm giả chết
Một vài loài bọ cánh cứng thường hay nằm giả chết vì lí do quen thuộc: tránh bị con mồi tấn công. Nghiên cứ mới đã tìm ra lí do cho thành công trong những lần giả vờ này: làm như vậy đồng nghĩa với việc bọ cánh cứng dùng người hàng xóm thế mạng cho nó.
Takahisa Miyatake thuộc đại học Okayama, Nhật Bản từ lâu đã nghiên cứu loài mọt bột đỏ (Tribolium castaneum) cùng loài nhện ăn thịt nó, nhện Adanson hay còn gọi là Hasarius adansoni. Khi nhện tấn công, mọt bột sẽ bước vào trạng thái bất động giả chết để tránh bị ăn thịt.
Để tìm hiểu chính xác vì sao mưu kế này thành công, Miyatake cùng ba đồng nghiệp đã gây giống một dòng mọt bột có đặc điểm giả chết trong hai mươi phút và một dòng không hề có động tác này. Sau đó họ nghiên cứu sự tương tác giữa nhện và mọt thuộc cả hai dòng.
![]() |
Nhện Adanson đang xem xét một con mọt bột đỏ. (Ảnh: Takahisa Miyatake) |
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nhện thích mồi tươi hơn, nên chúng không mấy thích thú với việc ăn một con mọt giả chết. Điều này đặc biệt đúng nếu có một con mọt tươi đặt bên cạnh. Nếu mọt giả chết xuất hiện một mình trước nhện, xác suất nó bị ăn thịt là 38%. Nhưng nếu nhện có sự lựa chọn giữa một con giả chết và một con không, nó sẽ xơi tái con mọt không giả chết trong gần như tất cả các trường hợp. Các kết quả thu được vẫn không thay đổi khi nhện được quyền lựa chọn giữa mọt bột đỏ giả chết và một con không giả chết thuộc loài bọ cánh cứng khác.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bọ cánh cứng nằm giả chết rõ ràng có nhiều cơ hội sống sót hơn, nhất là khi nó ở bên cạnh một con khác đang cử động.
Chi tiết về kết quả nghiên cứu được trình bày trên tờ Proceedings of the Royal Society B.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
