Bọ cạp biển khổng lồ thống trị đại dương tiền sử

Các nhà nghiên cứu kết luận họ bọ cạp biển Pterygotidae dài 2,5 mét sinh sống phổ biến nhất dưới đại dương thời Đại Cổ sinh.

Bọ cạp biển khổng lồ thống trị đại dương tiền sử
Mô phỏng loài bọ cạp biển khổng lồ. (Ảnh: Science Alert).

Russell Dean Christopher Bicknell, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ ngành Cổ sinh học ở Đại học New England và Patrick Mark Smith, kỹ thuật viên ở Bảo tàng Australian kiểm tra hóa thạch bọ cạp biển sống ở Australia thời Đại Cổ sinh cách đây 252 - 541 triệu năm. Họ công bố kết quả nghiên cứu hôm 30/6 trên tạp chí Gondwana Research.

Bọ cạp biển bao gồm những động vật ăn thịt dưới nước lớn nhất từng xuất hiện trong ghi chép hóa thạch. Chúng bơi rất nhanh nhẹn, sử dụng chi trước to lớn cùng bộ hàm để bắt mồi. Các nhà nghiên cứu cho rằng bọ cạp biển chủ yếu ăn cá và động vật chân đốt nhỏ hơn.

Bicknell và cộng sự xem xét hóa thạch bọ cạp biển thông qua nhiều chuyến đi tới các bảo tàng khác nhau ở Australia. Họ cũng kiểm tra mẫu vật gửi tới Đại học New England. Họ tìm thấy bằng chứng về 6 nhóm bọ cạp biển từng tồn tại trong đại dương cổ đại ở Australia ngày nay. Theo nhóm nghiên cứu, phần lớn hóa thạch bọ cạp biển thuộc họ Pterygotidae dài tới 2,5m. Mẫu vật hoàn chỉnh duy nhất thuộc về loài bọ cạp biển Adelophthalmus waterstoni dài 5,7cm.

Các nhà nghiên cứu dự định ghé thăm lại những nơi thu thập mẫu vật để tìm thêm hóa thạch hoàn chỉnh. Điều này không chỉ giúp họ ghi chép đầy đủ hơn những loài bọ cạp biển ở Australia mà còn tăng cường hiểu biết về môi trường sống của chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nơi dựng lều của Thành Cát Tư Hãn

Phát hiện nơi dựng lều của Thành Cát Tư Hãn

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng Avragam, một khu vực nằm trên thảo nguyên dọc con sông cùng tên là nơi dựng lều mùa đông của Thành Cát Tư Hãn.

Đăng ngày: 08/07/2020
Tìm thấy hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm tuổi tại Campuchia

Tìm thấy hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm tuổi tại Campuchia

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia khảo cổ và nhân chủng học Rachel Wood, Tiến sỹ Chanthourn đã đưa ra kết luận "hóa thạch gạo đen có niên đại từ khoảng 900 năm đến 1.000 năm trước."

Đăng ngày: 07/07/2020
Phát hiện bộ gene cổ xưa khiến Covid-19 trở nặng

Phát hiện bộ gene cổ xưa khiến Covid-19 trở nặng

Các nhà khoa học đã tìm thấy 6 gene khiến bệnh nhân Covid-19 có thể trở nặng, liên quan đến chủng tộc người Neanderthal từ khoảng 60.000 năm trước.

Đăng ngày: 07/07/2020
Bí ẩn khoáng vật đỏ và hài cốt người 12.000 năm nơi

Bí ẩn khoáng vật đỏ và hài cốt người 12.000 năm nơi "tử địa khủng long"

Bán đảo Yucatan (Mexico), địa danh nổi tiếng là bãi đáp của tiểu hành tinh giết khủng long, tiếp tục thu hút các nhà khảo cổ bởi hoạt động bí ẩn của con người 12.000 năm trước.

Đăng ngày: 07/07/2020
17 ngày bơm nước khỏi ao, người đàn ông

17 ngày bơm nước khỏi ao, người đàn ông "gàn dở" bất ngờ tìm ra kỳ quan khiến thế giới ngỡ ngàng

Nghi ngờ ao cá của làng không phải là ao tự nhiên và cũng không sâu như truyền thuyết, người đàn ông đã bơm hết nước ra khỏi ao và rồi bí mật lớn được hé lộ.

Đăng ngày: 05/07/2020
Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng

Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Đăng ngày: 03/07/2020
Tử thư - bí ẩn những cuốn sách chôn trong lăng mộ người Ai Cập

Tử thư - bí ẩn những cuốn sách chôn trong lăng mộ người Ai Cập

Với ý nghĩa là cuốn cẩm nang dẫn lối người chết tới thiên đường, tử thư Ai Cập được chôn theo quá trình ướp xác nói lên nhiều điều về đức tin của người cổ đại.

Đăng ngày: 03/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News