Bọ đuôi dài và quá trình tiến hóa của khả năng bay

Tiến sĩ Stephen P. Yanoviak thuộc Đại học Arkansas, Little Rock đã công bố nghiên cứu mới trên tạp chí Royal Society’s Biology Letters, đưa ra hiểu biết mới về quá trình tiến hóa của sự bay có cánh.

Yanoviak và các đồng tác giả, Mike Kaspari thuộc Đại học Oklahoma và Robert Dudley thuộc Đại học California-Berkeley, đã quan sát làm thế nào bọ đuôi dài – tiền thân của côn trùng – tại rừng Amazon có thể nhảy từ cây này sang cây khác bằng cách vận dụng một sợi nhỏ trên cơ thể như một hệ thống bánh lái nguyên thủy.

Yanoviak cho biết: “Những bước tiếp theo, ví dụ như lướt hoặc điều khiển, có thể là giai đoạn quan trọng trong quá trình tiến hóa của hiện tượng bay có cánh”.

Các nhà khoa học đã thực hiện những thí nghiệm trong khu rừng nhiệt đới tại Peru, Học viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonian tại Đảo Barro Colorado, Panama, và Gamba, Gabon từ năm 2005 đến năm 2007. Họ đã thống kê những tập tính được truyền trực tiếp của loài bọ đuôi dài nhảy từ cây này sang cây khác, sống cao bên trên mặt đất trong khu rừng nhiệt đới.

Bọ đuôi dài sống trên cây là tiền thân của côn trùng trong rừng Amazon có thể nhảy từ cây này sang cây khác bằng cách vận dụng sợi nhỏ trên cơ thể như một hệ thống bánh lái nguyên thủy. (Ảnh: Đại học Arkansas)

Những con bọ đuôi dài được rắc huỳnh quang màu cam để theo dõi chuyển động của chúng. Khoảng 90% những con bọ hạ cánh một cách thành công lên một cành cây. Khi sợi thần kinh ở đuôi –cấu trúc giúp chúng điều khiển khả năng trượt – bị bỏ đi, tỷ lệ đáp lên cây giảm đi đáng kể.

Yanoviak cho biết: “Sự tồn tại của khả năng điều khiển trên không của một loài bọ không cánh và môi trường sống trên cây của nó phù hợp với giải thuyết về nguồn gốc trên cạn của khả năng bay bằng cánh của sâu bọ”.

Năm ngoái, Yanoviak, Kaspari và Dudley, cùng sự trợ giúp của chuyên gia giun tròn George Poinar, Jr. thuộc Đại học bang Oregon, đã làm dấy lên những làn sóng trong thế giới sâu bọ với nghiên cứu về một loài ký sinh trùng có thể nhanh chóng chuyển đổi vẻ ngoài của vật chủ - một con kiến – khiến vật chủ trông giống như một quả mọng ngon lành, đã chín trong khu rừng thuộc Trung và Nam Mỹ. Nghiên cứu của họ, được công bố trên tạp chí American Naturalist, có thể là ví dụ đầu tiên về một loài kỳ sinh trùng có thể thao túng vẻ ngoài của vật chủ khiến cả những loài chim cũng không thể phân biệt được giữa một quả mọng đỏ và một con kiến.

Tham khảo:
1. Stephen P Yanoviak, Michael Kaspari, Robert Dudley. Gliding hexapods and the origins of insect aerial behaviour. Biology Letters, 2009; DOI: 10.1098/rsbl.2009.0029
2. S. P. Yanoviak, M. Kaspari, R. Dudley, and G. Poinar Jr. Parasite%u2010Induced Fruit Mimicry in a Tropical Canopy Ant. The American Naturalist, 2008; 171 (4): 536-544 DOI: 10.1086/528968

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Như muôn loài, "yêu" cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News