Bộ gene thực vật lâu đời nhất: Bất ngờ lại là của một loài quả ngọt ngày nay ăn rất nhiều

Các nhà khoa học đã giải trình tự DNA của một quả dưa hấu cổ đại và phát hiện ra rằng nó có chứa bộ gene thực vật lâu đời nhất trên thế giới. Nó đến từ hạt dưa hấu được những người chăn cừu thời kỳ đồ đá ở sa mạc Sahara băm nhỏ.

Những hạt dưa hấu 6.000 năm tuổi xuất hiện lại vào những năm 1990 trong một cuộc khai quật khảo cổ học tại khu vực hang động, được gọi là Uan Muhuggiag, nằm dọc theo một vùng sa mạc Sahara mà ngày nay là Libya.

Điều kiện khí hậu khô mặn của những hang động làm cho những hạt giống có thể được bảo quản tốt, tạo điều kiện cho các nhà khoa học từ ở Vương quốc Anh giải trình tự DNA của chúng.

Việc kiểm tra bộ gene cũng cho thấy hạt giống của một loại dưa hấu dại, một trong những cây trồng lâu đời nhất của châu Phi, chúng được cho là chứa cùi đắng kinh khủng. Khám phá này được cho là rất quan trọng vì nó cung cấp thông tin về quá trình thuần hóa dưa hấu. Không phải những quả dưa hấu đầu tiên đã có vị ngọt như ngày nay, nó cho thấy chế độ ăn uống và lối sống của người cổ đại rất khác với chúng ta.

Bộ gene thực vật lâu đời nhất: Bất ngờ lại là của một loài quả ngọt ngày nay ăn rất nhiều
Những quả dưa hấu thời đồ đá có thể rất đắng. (Ảnh minh họa).

Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng nhiều người chăn nuôi đã cố tình thu thập hoặc trồng loại dưa hấu có vị đắng này. Họ cũng đã xác định được các đột biến gene đã tạo ra hợp chất đắng cho dưa hấu cổ đại, cùng với phần thịt màu đỏ tươi dễ nhận biết ngày nay. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vào thời điểm nào trong lịch sử, dưa hấu bắt đầu giống với loại trái cây được định hình với kích thước và mùi vị như ngày nay.

Ngoài ra, còn một điều quan trọng nữa, đã từng có một thời hạt dưa hấu cũng được sử dụng dể ăn. Các chuyên gia giải thích rằng "Hạt có nhiều chất béo ăn được, có thể bảo quản và vận chuyển được. Và trong một số trường hợp, dưa hấu được trồng một phần chủ yếu để lấy hạt".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện cây xanh có chất độc gấp 6.000 lần xyanua trong bồn hoa công cộng

Phát hiện cây xanh có chất độc gấp 6.000 lần xyanua trong bồn hoa công cộng

Người phụ nữ phát hiện loại cây có chất độc gấp 6.000 lần xyanua trong khu vực trồng hoa nơi công cộng ở Conwy, North Wales.

Đăng ngày: 17/11/2022
Phát hiện loài ong phong lan mới tại Mexico

Phát hiện loài ong phong lan mới tại Mexico

Các nhà côn trùng học đã mô tả một loài mới thuộc chi ong phong lan tân nhiệt đới Eufriesea từ Islas Marías của Bang Nayarit, Mexico ở Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 15/11/2022
Tuổi thọ ong mật giảm hơn một nửa so với 50 năm trước

Tuổi thọ ong mật giảm hơn một nửa so với 50 năm trước

Một nghiên cứu mới của các nhà côn trùng học Đại học Maryland cho thấy tuổi thọ của các cá thể ong mật được nuôi trong phòng thí nghiệm ngắn hơn một nửa so với những năm 1970.

Đăng ngày: 15/11/2022
Top 6 loại cây cảnh thủy sinh nên đặt trên bàn làm việc

Top 6 loại cây cảnh thủy sinh nên đặt trên bàn làm việc

Trang trí nơi làm việc với cây cảnh thủy sinh sẽ giúp điều hòa không khí và mang đến may mắn, tài lộc.

Đăng ngày: 14/11/2022
Khoảnh khắc virus di chuyển trước khi tấn công tế bào

Khoảnh khắc virus di chuyển trước khi tấn công tế bào

Các nhà nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ) đã ghi lại được đoạn phim 3D thời gian thực đầu tiên cảnh virus đang di chuyển, ngay trước khi chúng tấn công một tế bào.

Đăng ngày: 14/11/2022
Cây biến đổi gene giảm ô nhiễm tương đương 30 máy lọc khí

Cây biến đổi gene giảm ô nhiễm tương đương 30 máy lọc khí

Công ty khởi nghiệp Neoplants ở Paris biến đổi gene cây trầu bà để hoạt động với hiệu suất ngang 30 máy lọc khí, giúp giảm ô nhiễm trong nhà.

Đăng ngày: 14/11/2022
Cách đây 114 năm, vi sinh vật siêu hiếm đã được phát hiện

Cách đây 114 năm, vi sinh vật siêu hiếm đã được phát hiện

Lý do rất ít nhà khoa học nhìn thấy những vi sinh vật này là do gặp khó khăn trong việc lấy mẫu. Điều này có nghĩa là hầu hết các nhóm nghiên cứu chỉ lấy mẫu từ một vài hoặc thậm chí chỉ một địa điểm.

Đăng ngày: 13/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News