Bộ hài cốt lâu đời hé lộ nguồn gốc thổ dân da đỏ tại châu Mỹ
Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế xác nhận đã phát hiện một bộ hài cốt gần như hoàn chỉnh của một cô bé thời tiền sử được tìm thấy trong một hang động dưới nước ở Mexico.
Khám phá trên có thể giúp trả lời những nghi vấn xung quanh nguồn gốc của những người đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ.
Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Science của Mỹ số ra ngày 15/5, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Nhân chủng học và Lịch sử quốc gia Mexico cùng với Hội Địa lý quốc gia Mỹ cho biết đã tìm thấy bộ xương của một cô bé khoảng 15-16 tuổi được họ đặt tên là "Naia", có nghĩa là "Nữ thần nước" trong tiếng Hy Lạp, cách đây 7 năm.
Hài cốt nằm trong một hang động nằm sâu 42m dưới nước tại bán đảo Yucatan, phía Đông Mexico. Tại đây, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều bộ xương của ít nhất 26 loài động vật lớn, trong đó có hổ răng kiếm và một con lười đất khổng lồ.
Một phần bộ hài cốt được phát hiện. (Ảnh: National Geographic)
Các nhà khoa học phỏng đoán nhiều khả năng cô bé đã rơi xuống hang động này và tử vong "gần như ngay lập tức" do khung xương chậu bị gãy sau cú va chạm mạnh.
Dựa trên việc phân tích men răng và các chất khoáng được tìm thấy trên xương của Naia, các nhà nghiên cứu xác định cô bé sống cách đây 12.000 đến 13.000 năm. Vào thời điểm đó, hang động trên là một bãi đất khô cằn, nhưng sau đó các lớp băng lục địa tan chảy đã khiến mực nước biển tăng cao và biến nơi đây thành một hang nước sâu cách đây từ 9.700 đến 10.200 năm.
Qua việc phân tích hài cốt của Naia, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hộp sọ và khuôn mặt của cô bé sở hữu những đặc điểm tương đồng với gương mặt của những thổ dân da đỏ đầu tiên tại châu Mỹ như gương mặt nhỏ và hẹp, mắt to, trán dô và hàm răng chìa ra ngoài. Điều này khác biệt rõ rệt với thổ dân ngày nay vốn sở hữu hộp sọ rộng và tròn hơn.
Các nhà khoa học nhận định nhiều khả năng Naia có nguồn gốc từ những người di cư từ Đông Bắc Á cách đây từ 18.000 đến 26.000 năm trước. Những người này đã băng qua Eo biển Bering để đặt chân lên dải đất có tên Bering Land Bridge, hay còn gọi là Beringia, nổi lên giữa Siberia và Bắc Mỹ.
Phát hiện này trái ngược với những giả thuyết trước đó khi cho rằng tổ tiên của những người Mỹ bản địa đến từ châu Âu, Đông Nam Á và châu Đại Dương.
Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu các mẫu DNA hạt nhân (cấu trúc di truyền hỗn hợp từ cả cha lẫn mẹ) trong bộ xương nhằm xác định và làm sáng tỏ tổ tiên thực sự của Naia.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
