Bộ máy tiêu hóa của mối hoạt động như xưởng tinh chế nhiên liệu sinh học

Mối là một trong những loài côn trùng chuyên gậm nhấm bất kỳ vật dụng nào bằng gỗ trong các hộ gia đình, sự hiện diện của loài mối được xem là một tai họa cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có thể chứng minh rằng nghiên cứu về bộ máy tiêu hóa của loài mối thực sự có ích.

Mike Scharf, chủ nhiệm phòng thí nghiệm nghiên cứu Côn trùng học đô thị và Sinh lý học phân tử O. Wayne Rollins / Orkin, cho biết phòng thí nghiệm của ông đã phát hiện ra một hỗn hợp các enzym từ ruột của mối có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ các rào cản chất gỗ, ức chế sự phóng thích hai loại đường từ sinh khối. Scharf nhận thấy rằng các enzyme trong ruột mối đóng vai trò chính, hỗ trợ đắc lực trong việc tiêu hóa lượng gỗ đã ăn. Phát hiện đã được công bố trực tuyến trên tạp chí PLoS One, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học đo lường được sản lượng đường được tạo ra bởi các enzym trong ruột mối và từ các sinh vật cộng sinh, loài sinh vật nhỏ nguyên sinh sống trong ruột mối và hỗ trợ quá trình tiêu hóa gỗ trong ruột mối.

Bộ máy tiêu hóa của mối hoạt động như xưởng tinh chế nhiên liệu sinh học
Chất gỗ là một trong những rào cản lớn nhất ngăn chặn việc phóng
thích các loại đường có trong sinh khối

"Trước đây, các nhà nghiên cứu không chú ý nhiều tới nguồn enzyme hiện diện trong ruột mối, bởi họ không thể ngờ rằng các enzyme này có thể được dùng trong việc sản xuất nhiên liệu sinh học. Trong một thời gian dài người ta nghĩ rằng, chỉ có những sinh vật cộng sinh trong ruột mối chịu trách nhiệm giúp mối tiêu hoá gỗ," Scharf nói thêm. "Chắc chắn là những sinh vật cộng sinh đã có đóng góp đáng kể, nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy là mối đã tạo ra các enzyme hiệp lực trong hoạt động tiêu hóa gỗ với các enzyme được tạo ra bởi các sinh vật cộng sinh trong ruột mối. Sự kết hợp này có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của enzyme lên gấp 4 lần".

Scharf và đối tác đã tiến hành các nghiên cứu tách biệt trên ruột mối, thử nghiệm phần ruột mối có chứa và không chứa các sinh vật cộng sinh trên mùn cưa để đo lượng đường tạo ra.

Một khi các enzyme được xác định, Scharf và nhóm của ông đã làm việc với Chesapeake Perl, một công ty sản xuất protein ở Maryland, Hoa Kỳ, để tạo ra phiên bản tổng hợp. Các gen chịu trách nhiệm cho việc tạo ra các enzyme trong ruột mối được đưa vào trong một loại virus và làm thức ăn cho sâu bướm, sau đó một lượng lớn của các enzym được tạo ra trong ruột sâu bướm. Thử nghiệm cho thấy, các phiên bản tổng hợp của các enzym mối chủ nhà cũng rất hiệu quả trong việc giải phóng ra lượng đường từ sinh khối.

Bộ máy tiêu hóa của mối hoạt động như xưởng tinh chế nhiên liệu sinh học

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 3 loại enzim tổng hợp chức năng trên các bộ phận khác nhau của sinh khối.

2 loại enzyme chịu trách nhiệm cho việc phóng thích glucose và pentose, 2 loại đường khác nhau. Trong khi loại enzyme còn lại phân hủy chất gỗ, hợp chất cứng nhắc giúp hình thành tế bào thực vật.

Chất gỗ là một trong những rào cản lớn nhất ngăn chặn việc phóng thích các loại đường có trong sinh khối. Scharf cho biết, các enzyme có nguồn gốc từ mối và từ sinh vật cộng sinh trong ruột mối, cũng như các phiên bản tổng hợp, có thể có hiệu quả trong việc loại bỏ rào cản chất gỗ.

Lượng đường được chiết xuất ra từ nguyên liệu thực vật rất cần thiết để tạo ra nhiên liệu sinh học. Lượng đường này được lên men để tạo ra những sản phẩm như ethanol.

"Chúng tôi đã tìm thấy một hỗn hợp các enzyme tạo ra các loại đường từ gỗ," Scharf cho biết. "Chúng tôi cũng có thể nhìn thấy lần đầu tiên mà các vật chủ mối và các sinh vật cộng sinh có thể hỗ trợ nhau tạo ra hai loại đường khác nhau."

Bước tiếp theo, Scharf cho biết, nhóm nghiên cứu của ông sẽ bắt tay vào việc xác định làm thế nào các enzym của sinh vật cộng sinh có thể được kết hợp với các enzyme của mối để phóng thích ra cực đại lượng đường từ gỗ nguyên liệu. Kết hợp các enzyme này với nhau sẽ làm tăng lượng nhiên liệu sinh học có sẵn từ sinh khối.

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ và Công ty Chesapeake Perl đã tài trợ cho nghiên cứu này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News