Bộ Môi trường Nhật bắt được cá hồi nhiễm phóng xạ
Hàm lượng chất phóng xạ trong cơ thể con cá hồi bắt được tại một con sông cách không xa nơi xảy ra sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản cao hơn 100 lần so với mức bình thường.
Bộ Môi trường Nhật Bản ngày 17/11 cho biết trong cơ thể con cá hồi bắt được tại một con sông cách Fukushima số 1 khoảng 20km, hàm lượng xezi đạt mức 11.400 Bq/kg, trong khi tiêu chuẩn của chính phủ, mức tối đa là 100Bq/kg.
Một con cá khác bắt được trong khu vực nói trên cũng bị nhiễm các chất phóng xạ nặng với hàm lượng đo được từ 3 đến 4 nghìn Bq/kg.
Cũng theo nguồn tin trên hàm lượng xezi trong cá nước ngọt ở quận Fukushima cao hơn nhiều so với cá đánh bắt được xung quanh vùng ven biển ở khu vực này. Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy nhiễm phóng xạ ở cá biển đang giảm nhanh chóng.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Đánh bắt cá Nhật Bản cũng cho biết trong tháng 10 vừa qua khoảng 9% số cá đánh bắt được ở khu vực biển cách Fukushima 20km có hàm lượng xezi cao.
Trong khi đó, vào tháng Sáu năm nay khoảng 30% số cá đánh bắt được có hàm lượng xezi vượt mức cho phép 100Bq/kg, thấp hơn nhiều so với một năm trước đó khi 50% số cá đánh bắt được phát hiện có chứa hàm lượng xezi cao hơn mức bình thường.
Hiện ngành chế biến các món ăn hải sản ở khu vực ven biện quận Fukushima vẫn đang bị cấm hoạt động.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"
Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.
