Bộ não của chúng ta có dung lượng bao nhiêu, và nó có thể "bị đầy" không?
Bộ não con người được cấu thành từ khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh. Mỗi tế bào thần kinh lại tạo ra khoảng 1000 kết nối với các tế bào thần kinh khác – từ đó hình thành nên hàng trăm nghìn tỷ liên kết. Trong suốt cuộc đời, bộ não của chúng ta liên tục xử lý lượng thông tin cực lớn và phần nhiều trong số đó được lưu trữ dưới dạng các ký ức.
Phần nhiều trong số những thông tin chúng ta tiếp nhận sẽ được lưu trữ dưới dạng các ký ức
Nếu mỗi tế bào thần kinh chỉ có thể lưu trữ một ký ức thì việc chúng ta không có đủ "bộ nhớ" sẽ thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Khi đó, một người bình thường sẽ chỉ có khoảng vài GB bộ nhớ vĩnh viễn, và chừng đó là không đủ để ghi lại tất cả các thông tin cần thiết.
Trong khi đó, mỗi ngày chúng ta nhận được quá nhiều thông tin đến nỗi không ít người sẽ cảm thấy bộ não sắp bị nhồi nhét đến "hết dung lượng". Liệu điều này có khả thi không?
May mắn thay, các tế bào thần kinh có thể kết hợp theo cách mà mỗi tế bào trong số chúng tham gia đồng thời vào việc lưu trữ nhiều ký ức, làm tăng số lượng bộ nhớ trong não theo cấp số nhân lên khoảng 2,5 petabyte (10 mũ 15 byte).
Ba triệu giờ các chương trình truyền hình sẽ đem đến rất nhiều tri thức
Để so sánh, nếu giả sử bộ não của chúng ta hoạt động giống như một chiếc đầu ghi video kỹ thuật số được kết nối với TV, thì dung lượng bộ nhớ đó sẽ đủ để chứa ba triệu giờ các chương trình truyền hình. Điều này tương đương với việc chiếc TV sẽ phải hoạt động liên tục trong hơn 300 năm để có thể chiếm dụng hết không gian lưu trữ lớn như vậy.
Rất khó để có thể tính toán chính xác được dung lượng bộ nhớ trong não của chúng ta.
- Đầu tiên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp nào để đo lường được chính xác chỉ số này.
- Thứ hai, một số ký ức chứa nhiều chi tiết hơn các ký ức khác, và do đó sẽ chiếm nhiều không gian hơn, trong khi các thông tin khác lại bị lãng quên và do đó giúp bộ não "giải phóng" không gian.
Ngoài ra, việc tách trí nhớ ngắn hạn khỏi trí nhớ dài hạn không hề đơn giản, và vì vậy, không ai biết rõ bộ não của chúng ta thực sự có thể lưu trữ bao nhiêu thông tin trong thời gian dài.
Bộ não con người một hệ thống phức tạp mà không máy tính điện tử nào có thể sánh nổi
Đi tìm đáp án cho câu hỏi đầu bài là một "bài toán khó", một phần vì phép đo dung lượng bộ nhớ trong não người khác với đo bộ nhớ trong máy tính: Bộ nhớ của con người không đơn giản như mã máy tính nhị phân, bởi nó là một hệ thống phức tạp gồm nhiều khớp thần kinh (synapse) kết nối với nhau để nhận và gửi tín hiệu. Điều này làm cho việc "định lượng" trở nên khó hơn rất nhiều.
Như vậy, các bạn có thể tạm yên tâm một điều rằng: Nếu quả thực bộ não có giới hạn về dung lượng bộ nhớ thì chúng ta chắc chắn vẫn còn rất xa mới chạm tới ngưỡng đó.

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?
Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Khoa học đã chứng minh “tiếng sét ái tình” chỉ là sự ham muốn thể xác
Trong sự phấn khích của sự lãng mạn, có thể dễ dàng tin rằng hai người xa lạ có thể yêu nhau ngay lần đầu gặp mặt. Nhưng tình yêu đến từ cái nhìn đầu tiên có thật không?

Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới
Bia sữa, bia nước tiểu bò, bia sữa ngựa, bia pizza, bia giúp ngực to… là những loại bia độc nhất vô nhị trên thế giới.

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?
Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?
Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.
