Bộ nhớ 360 TB siêu nhỏ chứa dữ liệu trong 13,8 tỷ năm

Các nhà khoa học Anh tạo ra bộ nhớ dung lượng 360 TB siêu nhỏ có tuổi thọ gần như vĩnh cửu.

Các chuyên gia ước tính con người đang tạo ra lượng dữ liệu tương đương với 10 triệu đĩa Blu- ray mỗi ngày. Để lưu lại những dữ liệu này dưới dạng mã nhị phân cần một bộ nhớ khổng lồ.

Theo Science Alert, vấn đề này có thể giải quyết bằng đĩa dữ liệu kỹ thuật số năm chiều (5D) của các nhà khoa học tại Đại học Southampton, Anh. Mỗi đĩa có thể lưu trữ dung lượng lên tới 360 terabyte (TB) hay 360.000 gigabyte (GB), và tuổi thọ của đĩa dữ liệu có thể đạt 13,8 tỷ năm.

Để tạo đĩa dữ liệu 5D, các nhà nghiên cứu sử dụng kỹ thuật ghi laster femto giây (1 femto giây = 10 - 15 giây). Kỹ thuật này cho phép tạo ra các đĩa thủy tinh nhỏ bằng tia laser xung cực ngắn và cường độ xung cao. Các xung này có thể ghi dữ liệu dưới 3 lớp cấu trúc chấm nano cách nhau 5 micromet (0,005mm).


Đĩa dữ liệu 5 chiều 360TB. (Ảnh: Jamie Condliffe).

Ngoài thông tin về vị trí 3 chiều trong không gian, chấm nano còn mang thông tin về độ lớn và hướng của chính nó. Do đó, mỗi chấm nano mang 5 đơn vị thông tin (5D). Các cấu trúc chấm nano tạo ra bằng công nghệ ghi laser cực nhanh có thể được đọc bằng kính hiển vi quang học kết hợp với một tấm phân cực ánh sáng.

Nhóm nghiên cứu cho biết những đĩa dữ liệu 5D này sẽ rất hữu ích cho các tổ chức và cá nhân làm việc với lượng lớn dữ liệu như thư viện, bảo tàng, hay bất cứ nơi nào cần lưu trữ dữ liệu hàng loạt như trung tâm dữ liệu của Facebook.

"Thật thú vị khi phát minh công nghệ giúp lưu trữ tài liệu, kiến thức và thông tin cho các thế hệ tương lai", Peter Kazansky, một thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ. "Công nghệ này có thể bảo vệ bằng chứng cuối cùng về nền văn minh của chúng ta. Tất cả những hiểu biết của chúng ta sẽ không bị lãng quên".

Các nhà khoa học vừa giới thiệu phát minh tại Hội nghị Kỹ thuật Quang học Quốc tế diễn ra ở San Francisco từ hôm 16 đến 18/2. Họ hy vọng có thể tìm được cơ hội hợp tác để hoàn thiện và phát triển thành sản phẩm thương mại.

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu sao lưu nhiều tài liệu, trong đó có Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), cuốn Opticks của Newton, Đại Hiến chương (Magna Carta) của Anh, và Kinh Thánh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NTT Resonant - công cụ search độc đáo của Nhật Bản

NTT Resonant - công cụ search độc đáo của Nhật Bản

Tập đoàn Bưu chính viễn thông Nhật Bản NTT vừa tiến hành một cuộc kiểm tra công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet. Công cụ tìm kiếm NTT Resonant mang nét đặc thù mới, các kết quả tìm kiếm thông tin chỉ hiển thị trên một trang d

Đăng ngày: 01/02/2025
Treo ảnh của bạn lên Desktop

Treo ảnh của bạn lên Desktop

Sẽ có lúc bạn cảm thấy chán giao diện màn hình lúc nào cũng chỉ có một hình background. Với phần mềm XDeskPhoto thì điều đó “không có gì là khó tưởng tượng“.

Đăng ngày: 01/02/2025
Những điều cần biết về pin lithium-ion và cách tránh chai pin

Những điều cần biết về pin lithium-ion và cách tránh chai pin

Đây là những phương pháp chống chai pin có cơ sở khoa học dựa trên đặc tính của pin lithium-ion.

Đăng ngày: 25/01/2025
17 điều bạn có thể làm với chiếc máy tính cũ

17 điều bạn có thể làm với chiếc máy tính cũ

Ngày nay với một chiếc máy tính có tốc độ xử lý vượt qua 2GHz mà chỉ có giá dưới 1.000USD thì một chiếc máy tính Pentium II 300MHz sẽ dùng để làm gì? Câu trả lời ở đây còn tuỳ thuộc việc bạn có sẵn sàng thử nghiệm, học t

Đăng ngày: 07/01/2025
Cách đơn giản để giữ bí mật các file cá nhân

Cách đơn giản để giữ bí mật các file cá nhân

Chỉ có một cách để giữ cho các file một cách bí mật đó là mã hóa chúng. Encrypting File System (EFS) trong hầu hết các thế hệ của Windows Vista, XP, 2000 mã hóa nội dung các file và thư mục, làm cho chúng trở lên khó khăn đối với những ng

Đăng ngày: 26/12/2024
20 trang web kỳ quặc trên thế giới

20 trang web kỳ quặc trên thế giới

Bạn sẽ không bao giờ biết tới những trang web kỳ quặc này cho đến khi..... bạn thực sự cần chúng.

Đăng ngày: 14/12/2024
Các cách đơn giản để không bao giờ nhiễm virus

Các cách đơn giản để không bao giờ nhiễm virus

Không cần sử dụng phần mềm diệt virus vẫn có thể tạo ra được chế độ phòng thủ hoàn hảo cho máy tính, để không bao giờ bị lây nhiễm các mầm mống độc hại đó.

Đăng ngày: 28/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News