Bộ sưu tập côn trùng và bí ẩn Ấn Độ xưa
Bộ sưu tập lớn các loài côn trùng như ong, mối, nhện, ruồi, kiến có niên đại chừng 53 triệu năm trước đã thách thức lý thuyết giả định về lịch sử xa xưa của Ấn Độ.
Các côn trùng nhỏ trong các khổi hổ phách. (Ảnh internet)
Các loài côn trùng này - mắc kẹt trong các khối hổ phách - cho thấy Ấn Độ không hoàn toàn tách rời khỏi phần còn lại của thế giới trước khi nhập vào lục địa châu Á.
Trong một thời gian dài, khi Ấn Độ còn là một hòn đảo, vẫn có một dòng các sinh vật nhỏ dịch chuyển giữa Ấn Độ và các vùng đại lục. Các nhà khoa học phát hiện hơn 700 loài côn trùng chân đốt, chân khớp trong các khối hổ phách thu thập ở vùng bờ biển tỉnh Gujarat phía tây bắc Ấn Độ. Chúng bị mắc kẹt và rồi được bảo quản rất tốt trong nhựa của một loài cây có quan hệ gần với loài gỗ thân cứng mà hiện nay đang bao phủ 80% tán rừng ở Đông Nam Á.
Phân tích khoa học cho thấy các loài côn trùng này có quan hệ với đồng loại ở vùng đất khác như Bắc Âu, châu Á, Trung Mỹ và thậm chí là châu Úc. Đây là một phát hiện gây kinh ngạc vì theo lý thuyết, Ấn Độ từng là vùng đất bị cô lập trong vòng 100 triệu năm, thời gian đủ để có sự tiến hóa phát triển những loài riêng tại nơi này. Báo Daily Mail dẫn lời giáo sư Jes Rust (Đại học Bonn, Đức) rằng chính những loài côn trùng mắc kẹt trong nhựa cây này sẽ soi một luồng ánh sáng mới vào lịch sử của tiểu lục địa.
Trước đây, Ấn Độ được cho là đã "vỡ ra" từ Đông Phi vào khoảng 160 triệu năm trước. Rồi nó trôi tự do, mỗi năm dịch chuyển chừng 20 cm trước khi va vào châu Á chừng 50 triệu năm trước. Sự va chạm này là nguyên nhân tác động đến lớp vỏ trái đất làm nó "nhăn" lại và tạo thành dãy Himalaya.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
