Bộ tiết kiệm xăng cho xe máy cũ
Giá xăng tăng liên tục, mỗi tháng mất thêm hàng trăm ngàn đồng, anh Đặng Hoàng Sơn, 41 tuổi, ở phường 2, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long nảy ra ý tưởng: chế tạo bộ tiết kiệm nhiên liệu cho những chiếc xe máy cũ.
Bộ tiết kiệm này, phải thỏa mãn hai tiêu chí: dễ lắp đặt và có cơ chế tự điều chỉnh mức cấp nhiên liệu theo tay ga.
Nhà nghèo, phải nghỉ học từ năm 14 tuổi để theo nghề sửa xe. Sau nhiều năm gắn bó với nghề này, anh biết lý do chính khiến các xe cũ bị "ăn xăng" thường do người sử dụng không đúng cách. "Làm sao cho xăng xuống đều, hạt xăng nhuyễn, giúp động cơ đốt cháy nhanh, thì xe cũ cũng sẽ đỡ hao xăng mà lại “vọt” nhanh”, anh Sơn cho biết.
Từ khi có ý tưởng này, anh chế ra hệ thống hỗ trợ gió, ngăn bớt lượng xăng vào động cơ, giúp máy xe giảm rung, giảm tiếng ồn và khí thải.
Anh Đặng Hoàng Sơn lắp bộ tiết kiệm xăng vào xe máy.
Sau nhiều tháng mày mò, chỉnh sửa, thành công ban đầu đã đến với anh. Bộ tiết kiệm nhiên liệu do anh chế tạo, qua thử nghiệm trên nhiều xe máy cũ của gia đình, bạn bè cho thấy có thể tiết kiệm 20 - 30% nhiên liệu.
Với xe Honda Dream cũ, 1 lít xăng chạy đường trường được 45 - 50km, nhưng khi lắp đặt bộ tiết kiệm nhiên liệu của anh Sơn có thể đi được 65-70 km, thậm chí gần 80km.
Xe tay ga đời cũ sau khi lắp thiết bị này, 1 lít xăng có thể đi trên 45km. Mới đây, bộ tiết kiệm nhiên liệu của anh Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KHCN cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
