Bộ tộc phụ nữ càng xăm mặt nhiều càng đẹp
Những phụ nữ của hai bộ tộc sống trên núi Victoria, phía tây Myanmar, có phong tục xăm lên mặt như một biểu tượng của sự trưởng thành và vẻ đẹp.
Sống trên những dãy núi của bang Chin, phía tây Myanmar, phụ nữ của các bộ tộc này coi việc xăm mặt là một cách làm đẹp.
Núi Victora, đỉnh cao nhất bang Chin, là nơi ở của tộc Munn và tộc Dai. Cả hai bộ tộc đều có truyền thống xăm mặt độc đáo.
Phụ nữ bộ tộc Dai xăm kín mặt với các chấm đen. Hiện nay, kiểu xăm này chỉ xuất hiện ở những phụ nữ lớn tuổi.
Khi một bé gái đến tuổi dậy thì (khoảng 12-14 tuổi), cô bé được coi là đã đủ tuổi để xăm mình – biểu tượng của sự trưởng thành.
Các hình xăm được tạo bằng gai và một loại mực làm từ bồ hóng, mật bò, thảo dược và mỡ lợn. Một số người xăm kín mặt, trong khi một số chỉ xăm vài họa tiết.
Phụ nữ tộc Munn có một loạt các vòng tròn nhỏ nối liền, tạo thành hình bán nguyệt, xăm từ má xuống cổ.
Phong tục lạ lùng này bắt nguồn từ thế kỷ 11, khi các thiếu nữ xăm mặt để tránh bị vua chúa bắt làm nô lệ.
Ngày nay các cô gái của bộ tộc không còn thực hiện truyền thống này nữa.
Nhiếp ảnh gia người Italy, Marco Giovanelli, đã tới gặp những phụ nữ này vào tháng 3 và cho biết quan niệm về vẻ đẹp của ông đã thay đổi.
Giovanelli kể lại: "Theo truyền thuyết, một vị vua thời cổ đã cố bắt những phụ nữ làm nô lệ, tục xăm hình ban đầu là để chống lại điều này. Các hình xăm khiến phụ nữ trở nên xấu xí".
Theo thời gian, các hình xăm đã trở thành chuẩn mực của vẻ đẹp, và những người phụ nữ rất tự hào vì được xăm mặt trước nam giới.
Giovanelli cho biết ông "chưa từng gặp những người tốt bụng, hào phóng và thân thiện hơn phụ nữ vùng Chin".
Nhiều phụ nữ mặc trang phục truyền thống có màu sắc sặc sỡ, gần như lúc nào cũng cầm tẩu trên tay.
Thế hệ mới không còn thực hiện truyền thống này do bị cấm và phạt nặng.
Một phụ nữ tộc Dai với khuôn mặt phủ đầy các vết xăm nhỏ. Họ quan niệm càng xăm nhiều càng đẹp.