Bộ xương cá voi xanh vẫn rò rỉ dầu 26 năm sau khi chết

Dầu từ tủy xương của con cá voi xanh chết do tàu đâm trúng hơn hai thập kỷ trước nhiều đến mức bảo tàng phải đặt thiết bị hứng.

Khi tới thăm Bảo tàng cá voi New Bedford ở đông nam Massachusetts, du khách cần đứng cẩn thận bên dưới bộ xương cá voi xanh dài 20 m. Đó là vì những chiếc xương cá voi vẫn rò rỉ dầu, dù con vật đã chết hơn hai thập kỷ. Mang tên Vua của đại dương xanh (Kobo), bộ xương cá voi xanh hiếm gặp được trưng bày ở bảo tàng từ năm 2000. Hiện tượng rò rỉ là kết quả do tủy xương cá voi chứa đầy dầu, nhiều hơn hẳn so với xương người, theo Popular Science.


Bộ xương của cá voi xanh có biệt danh Kobo. (Ảnh: Bảo tàng cá voi New Bedford).

"Dầu ở tủy là một nguồn năng lượng đối với cá voi. Đặc biệt là cá voi tấm sừng, thường có một thời kỳ không kiếm ăn trong năm", Robert Rocha, phó quản lý khoa học và nghiên cứu của Bảo tàng cá voi New Bedford, cho biết. "Có năng lượng lưu giữ trong cơ và mỡ, nhưng năng lượng lưu giữ ở dầu và xương là nguồn dự trữ của chúng".

Thông thường, xương cá voi mất đi lượng dầu này thông qua những quá trình tự nhiên khi chúng bị chôn vùi ở đáy biển và gặm nhấm bởi con hà và động vật khác. Tuy nhiên, Kobo được tìm thấy ở mũi tàu. Dù là động vật lớn nhất hành tinh, cá voi xanh vẫn không thể sánh bằng các tàu chở dầu khổng lồ và có thể bị tàu tình cờ đâm trúng.

Theo Rocha, Kono có thể chỉ khoảng 5 tuổi và ước tính nặng khoảng 36.287kg. Nó vô tình bị một tàu chở hàng dài 148 m giết chết trên đường đi từ Bỉ tới Providence, đảo Rhode năm 1998. Xác con vật được các nhà khoa học kéo vào bờ và mổ xẻ để nghiên cứu. Nhóm thu gom không dành thời gian tách dầu ra khỏi bộ xương mà chỉ để ngoài nắng và xử lý chúng.

Năm 2010, bảo tàng lắp đặt một thiết bị hứng dầu để xem xét lượng dầu họ có thể thu thập. Thiết bị nằm gần phần mỏ, mõm và xương sống. Nó hứng dầu chảy nhỏ giọt vào bình thót cổ mỗi ngày và bảo tàng đã thu được 1.000ml đặt trong hũ lưu trữ và 200ml ở trong thiết bị hứng.

Dầu từ những bộ xương như vậy không được sử dụng để thắp đèn trong thời kỳ hoạt động đánh bắt cá voi diễn ra vào thế kỷ 19. Mãi tới khi các cơ sở đánh bắt và nhà máy xử lý mọc lên, ngư dân và binh lính mới có thể sử dụng dầu trong xương. Loại dầu này cũng được dùng trong thuốc nổ bởi một phụ phẩm của xà phòng dầu cá voi là glycerol. Khi glycerol trộn lẫn với nitric và axit sulfuric, tạo ra thuốc nổ nitroglycerin. Nitroglycerin từng được sử dụng như nhiên liệu đẩy cho đạn và tên lửa trong Thế chiến I và II.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất