"Tiếng vọng" từ đại dương: Bí ẩn khiến giới khoa học không thể giải mã suốt gần 3 thập kỷ

Gần 3 thập kỷ đã qua, bí ẩn về âm thanh khác thường này vẫn khiến giới khoa học không ngừng tìm hiểu.

Ngày 7/12/1992: Tròn một năm Liên Xô giải thể, Chiến tranh Lạnh Mỹ-Xô kết thúc. Trạm Không quân Hải quân đảo Whidbey (Mỹ) vẫn còn. Thái Bình Dương vẫn vậy - vùng biển rộng lớn và vô hạn, vượt ra ngoài đường băng mang tên William Ault - phi công hi sinh trong Trận chiến biển San Hô thời Thế chiến II nhưng thi thể chưa bao giờ được tìm thấy - đã chứng minh một điều: Đại dương "nuốt chửng" con người và khiến họ trở nên bất tử dưới dòng nước sâu.

Nhưng trong những ngày cuối năm 1992 đó, cũng tại trạm không quân hải quân đó, Thái Bình Dương xuất hiện một thứ gì đó hữu hạn: Âm thanh kỳ lạ. Có tần số bất thường 52 Hz.

Âm thanh phát ra từ một sinh vật đang di chuyển qua vùng biển Thái Bình Dương. Nó đang "hát" một khúc ca đơn độc, cao vút.

Phân tích ảnh phổ của sinh vật bí ẩn này, các nhà hải dương học Mỹ dự đoán nó là con cá voi xanh khổng lồ (dài 30m, nặng khoảng 180 tấn), phát ra tần số khiến không một loài cá voi nào có thể nghe thấy. Họ đặt tên nó là 52 Blue (hay Cá voi 52 Hertz).

Tiếng vọng từ đại dương: Bí ẩn khiến giới khoa học không thể giải mã suốt gần 3 thập kỷ
Các nhà hải dương học Mỹ dự đoán nó là con cá voi xanh khổng lồ. (Nguồn: Washington Post)

Đối với con người, 52 Hz là một âm thanh thấp - giống như nốt thấp nhất của kèn Tuba - nhưng nó cao đối với cá voi. Thông thường, cá voi "hát" để điều hướng, tìm thức ăn, giao tiếp và tìm kiếm bạn tình. Tiếng hát của chúng dù cách xa hàng ngàn dặm vẫn được đồng loại nghe thấy. Miễn là chúng có cùng tần số, cá voi xanh phát ra tần số từ 10 đến 39 Hz, cá voi vây là 20 Hz (tương đương với những nốt trầm nhất của phím đàn piano).

Bài hát phát ra tần suất mà không một loài cá voi nào có nghe được. Nó cao vút đến kỳ lạ. Và cũng cô độc đến khác thường.

Không ai chắc chắn tại sao 52 Blue lại hát ở tần số bất thường này. Một số nhà sinh vật học đưa ra giả thuyết rằng chú cá voi này có thể bị dị hình theo một cách nào đó hoặc là con lai của hai loài cá voi.

Vì không có đồng loại nào nghe được tiếng nó gọi, giới khoa học quyết định lắng nghe 52 Blue nhiều hơn. Dù có thể nó cô độc ở thế giới đại dương nhưng lại không hề lạc lõng giữa tình yêu của các nhà khoa học, của con người. Giới khoa học lắng nghe và cố gắng "hồi đáp" với nó.

Tiếng vọng từ đại dương: Bí ẩn khiến giới khoa học không thể giải mã suốt gần 3 thập kỷ
Khu vực 52 Blue được các nhà hải dương học phát hiện bài hát nó phát ra những năm 1990. (Nguồn: Washington Post).

Không chỉ phát ra tần suất cao, hành trình của 52 Blue cũng rất khác thường. Năm 2004, các nhà nghiên cứu của Viện Hải dương Woods Hole đã xuất bản một bài báo về 52 Blue trong một tạp chí có tên Deep Sea Research, với nội dung: 52 Blue di chuyển liên tục trên khắp các vùng nước sâu của vùng trung tâm và phía đông lưu vực Bắc Thái Bình Dương. Nó đang thực hiện hải trình rộng nhất so với bất kỳ loài cá voi nào trên thế giới.

Đối với hầu hết các loài cá voi khác, chúng thường di cư đến cùng một khu vực mỗi năm: Di cư đến vùng biển nhiệt đới vào mùa đông và đến vùng nước lạnh hơn vào mùa hè.

Tuy nhiên, đối với 52 Blue lại khác biệt. Hải trình của nó thay đổi từ năm này sang năm khác và nó không dành nhiều thời gian ở một nơi. Đôi khi nó quay lại dọc theo bờ biển mà anh ta vừa đi. Một mùa khác, nó lại bơi ra vùng nước sâu hơn.

Nhìn vào những đường rối rắm trên bản đồ của 52 Blue, các nhà khoa học không thể không đặt câu hỏi: 52 Blue đang tìm kiếm thứ gì vậy?

Còn rất nhiều bí ẩn về 52 Blue mà giới khoa học chưa thể giải đáp.

Dù phát hiện ra 52 Blue từ năm 1992 đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể hiểu hết về "huyền thoại biển xanh" này: "Chúng ta chẳng thể hiểu 52 Blue. Chú cá voi ấy có đơn độc hay không? Người ta thích mường tượng về một sinh vật khổng lồ, năm này qua năm khác vẫn hát một khúc ca độc hành mà chẳng đồng loại nào nghe được. Nhưng có thật là 52 Blue chỉ có một mình trong đại dương sâu thẳm? Hay 52 Blue không có thật mà chỉ là một "bóng ma" đại dương? Thật mơ hồ".

Điều này thật dễ lý giải vì cho đến nay, chưa một ai từng nhìn thấy hoặc tìm kiếm 52 Blue. Nói cách khác, chưa một ai tận mắt nhìn thấy nó. 52 Blue không chỉ một sinh vật khổng lồ cô độc nhất hành tinh, câu chuyện về nó ẩn dụ cho sự cô đơn.

Tiếng vọng từ đại dương: Bí ẩn khiến giới khoa học không thể giải mã suốt gần 3 thập kỷ
52 Blue không chỉ một sinh vật khổng lồ cô độc nhất hành tinh. (Nguồn: Internet).

Một trong những nỗ lực tìm kiếm 52 Blue đến từ Josh Zeman, một nhà làm phim thực hiện bộ phim tài liệu có tên "52: The Search for the Loneliest Whale in the World" (tạm dịch: Hành trình tìm kiếm cá voi cô độc nhất hành tinh).

Trong số những chủ đề đạo diễn Josh Zeman nổi bật lên chủ để về sự cô đơn hiện đại, và các con người phản ứng với câu chuyện của cá voi 52 Blue trong kỷ nguyên kỹ thuật số khi Internet hứa hẹn kết nối hàng triệu người online nhưng thực sự có thể khiến chúng ta bị cô lập sâu hơn.

Tuy nhiên, không chỉ ẩn dụ về sự cô đơn, 52 Blue còn truyền tải thông điệp về sự lạc quan: Gần 3 thập kỷ kể từ khi con người phát hiện ra thông điệp âm thanh của nó, 52 Blue vẫn luôn cất tiếng hát giữa đại dương sâu thẳm. Nó vẫn miệt mài gọi đồng loại, và thực hiện hành trình khác lạ để tìm kiếm bạn. Hy vọng ngày nào đó tự nhiên sẽ đáp hồi.

[Ngưỡng nghe của con người có tần số dao động từ 20 đến 20.000 Hz. Dưới tần số 20 Hz gọi là hạ âm. Trên tần số 20.000 Hz gọi là siêu âm].

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn phía sau những địa danh kì dị, vĩnh viễn không được phép mở ra

Bí ẩn phía sau những địa danh kì dị, vĩnh viễn không được phép mở ra

Đền thờ Padmanabhaswamy, nghĩa địa của thần khỉ hay thành phố bị mất tích Aztlan... là một trong những địa danh kỳ quái, bí ẩn mà việc tìm hiểu về nó dường như là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2020
Bí ẩn những người mặc đồ đen bảo vệ cho người ngoài hành tinh

Bí ẩn những người mặc đồ đen bảo vệ cho người ngoài hành tinh

3 người đàn ông mặc đồ đen bí ẩn thường xuyên xuất hiện mỗi khi có ai đó nhìn thấy người ngoài hành tinh và thuyết phục người nhìn thấy rằng đó không phải sự thật

Đăng ngày: 27/03/2020
Kỳ bí hòn đá “thánh” 90kg biết bay ở Ấn Độ

Kỳ bí hòn đá “thánh” 90kg biết bay ở Ấn Độ

Ngôi đền thờ Qamar Ali Darvesh ở làng Shivapur, Ấn Độ nổi tiếng thế giới với hòn đá "thánh" nặng 90kg mang tên Levitating. Điều kỳ bí là nó có thể tự bay lên cao khi 11 người chỉ ngón tay trỏ của tay phải vào phần dưới hòn đá.

Đăng ngày: 21/02/2020
Người cổ dùng cách gì xây dựng những công trình khổng lồ?

Người cổ dùng cách gì xây dựng những công trình khổng lồ?

Những công trình của nền văn minh cổ như vòng tròn đá Stonehenge và các kim tự tháp tồn tại đến ngày nay nhờ được xây dựng từ những tảng đá khổng lồ.

Đăng ngày: 15/02/2020
Bí ẩn những vòng băng trong hồ sâu nhất thế giới

Bí ẩn những vòng băng trong hồ sâu nhất thế giới

Những "vòng băng" bí ẩn làm nổi bật hồ nước sâu nhất thế giới trong những tháng mùa đông và mùa xuân của Siberia.

Đăng ngày: 08/02/2020
NASA công bố ảnh mới chụp hình khắc thổ dân bí ẩn ở Australia

NASA công bố ảnh mới chụp hình khắc thổ dân bí ẩn ở Australia

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố hình ảnh mới của Marree Man, hình vẽ khổng lồ ở Nam Australia khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 02/01/2020
Vì sao ngủ đông lại là chìa khóa để du hành vũ trụ?

Vì sao ngủ đông lại là chìa khóa để du hành vũ trụ?

Bên trong tàu vũ trụ, phi hành gia hẹn giờ và tự khóa mình bên trong khoang lạnh và chìm vào một giấc ngủ sâu sẽ đưa họ vượt hàng trăm năm mà không già đi.

Đăng ngày: 27/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News