Bộ xương khủng long Stegosaurus được bán với giá kỷ lục 44,6 triệu USD
Bộ xương khủng long Stegosaurus, được đặt tên là "Apex", đã trở thành hóa thạch đắt giá nhất từng được bán đấu giá, với giá trị lên tới 44,6 triệu USD tại New York (Mỹ).
Theo thông tin từ nhà đấu giá Sotheby’s, hóa thạch này đã được mua bởi một người mua giấu tên sau khi thu hút sự quan tâm của bảy người đấu giá.
Bộ xương khủng long Stegosaurus. (Ảnh: CNN).
"Apex" đã vượt xa mức giá dự kiến trước khi đấu giá, từ khoảng 4 triệu đến 6 triệu USD. Hóa thạch này được phát hiện trên đất tư nhân ở quận Moffat, Colorado, bởi nhà cổ sinh vật học Jason Cooper vào năm 2022. Bộ xương được bảo quản trong đá sa thạch cứng, giúp bảo vệ các xương khỏi bị biến dạng.
Với chiều cao 3,35 mét và chiều dài gần 8,23 mét từ đầu đến đuôi, "Apex" gồm 254 mảnh xương hóa thạch, cho thấy đây là một cá thể lớn và mạnh mẽ.
Dù có nhu cầu thương mại lớn đối với "Apex", một số nhà cổ sinh vật học cho rằng hóa thạch nên được trưng bày tại bảo tàng thay vì được bán cho các nhà sưu tập tư nhân.
Hình ảnh mô phỏng về loài khủng long Stegosaurus. (Ảnh: GI).
Giáo sư Steve Brusatte từ Đại học Edinburgh, Scotland, nói rằng "Apex" là một hóa thạch khủng long quan trọng, đặc biệt vì có rất ít bộ xương Stegosaurus tốt hơn so với các loài khủng long nổi tiếng khác như T-rex và Triceratops.
Brusatte nhấn mạnh: "Thật đáng tiếc khi một hóa thạch như thế này, có thể giáo dục và kích thích sự tò mò của nhiều người, lại biến mất vào biệt thự của một tài phiệt". Ông hy vọng những người có khả năng tài chính mua hóa thạch sẽ tặng nó cho bảo tàng.
Sotheby’s cho biết người mua "Apex" có ý định cho một tổ chức ở Mỹ mượn hóa thạch này. Người mua giấu tên nói: "Apex được sinh ra ở Mỹ và sẽ ở lại Mỹ".
Đây không phải lần đầu tiên hóa thạch khủng long được bán đấu giá cho các nhà sưu tập thương mại. Năm 1997, Sotheby’s đã bán "Sue", một bộ xương T-rex, với giá 8,4 triệu USD. Năm 2020, bộ xương T-rex khác tên là "Stan" đã được bán với giá 31,8 triệu USD.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm
Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã phát hiện ra mục đích của tấm đất sét Babylon 3.700 năm tuổi nổi tiếng, tiết lộ đây là bảng lượng giác cổ nhất và chính xác nhất thế giới.

Phát hiện loài cá mập có niên đại 325 triệu năm làm hé lộ lịch sử Trái đất
Nằm sâu bên trong lòng đất tiểu bang Kentucky (Mỹ), ẩn chứa một kho báu cổ sinh vật thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Công nghệ ADN giúp tái dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc thời Bắc Chu
ADN cổ đại được phục hồi từ hài cốt của một hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của nhà lãnh đạo này.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
