Bốn con tê giác trắng phương Bắc về châu Phi

Ngày 20/12, bốn con tê giác trắng phương Bắc, một loài thú quý hiếm, đã được đưa trở về Kenya, vùng đất tổ tiên của chúng từ một vườn thú của Cộng hoà Séc, với mục đích sinh sản để tránh sự tuyệt chủng loài động vật quý hiếm này. 

Hai con đực và hai con cái đã làm một hành trình dài 7.300km từ vườn thú Dvur Kralove (Séc) đến khu dự trữ Ol Pejeta, dưới châ núi Kenya, thông qua một dự án có tên là "Cơ hội sống sót cuối cùng".

Hiện nay, trên thế giới chỉ còn khoảng 8 con tê giác trắng phương bắc và tất cả chúng đều sống kiểu nuôi nhốt. Tại lễ tiếp nhận, Noah Wekesa, Bộ trưởng Kenya chịu trách nhiệm di sản động vật tuyên bố: "Tôi hy vọng với việc thay đổi môi trường sống, bốn con tê giác này có khả năng sinh sản và duy trì nòi giống".

Theo như những người có trách nhiệm, bốn con tê giác này đã được làm quen trong vòng một tháng chế độ thực phẩm của Kenya trước khi chúng được đưa trở về và sừng của chúng cũng đã bị cắt đi để tránh mọi tai nạn.

Giám đốc vườn thú Dvur Kralove, bà Dana Holeckova nói: "Chúng tôi bàn giao cho các bạn những viên kim cương của vườn thú chúng tôi, những con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng. Các bạn hãy bảo vệ loài tê giác và đừng để chúng lọt vào tay những kẻ săn bắn trái phép."

Việc săn bắn trái phép đã dẫn tới việc loài động vật quý hiếm này đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Năm 1973, Kenya có 20.000 con tê giác đen, nhưng hiện nay chỉ còn 609 con.

Khu dự trữ Ol Pejeta nằm dưới sự quản lý của nhiều hiệp hội bảo vệ động vật để nuôi bốn con tê giác trên vì việc bảo đảm an toàn nơi đây là tốt nhất trong tất cả các khu dự trữ của Kenya./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News