Bóng đá kiêm máy phát điện
Một trái bóng đặc biệt có khả năng phát điện trong khi đá có thể là một giải pháp cho tình trạng thiếu điện tại các quốc gia đang phát triển.
>>> Video: Bóng đá kiêm máy phát điện
Một nhóm sinh viên Đại học Harvard (Mỹ) đã phát triển một trái bóng đá đặc biệt, được đặt tên là Soccket, có khả năng tạo ra điện trong khi chơi bóng. Lượng điện trái bóng tạo ra sau khi được đá trong 30 phút có thể đủ để thắp sáng một bóng đèn trong 3 giờ liên tục. Hiện tại, loại bóng này đang được thử nghiệm tại Nam Phi.
Bóng Soccket
“Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ về ý tưởng này khi đi thực tế tại các quốc gia đang phát triển. Trẻ em tại các nước này không có nhiều thời gian vui chơi, do còn phải lao động kiếm sống hàng ngày”, Jessica Matthews, người đứng đầu nhóm sinh viên, cho biết trên Daily Mail.
Trái bóng Soccket có khả năng chống thấm nước và không cần bơm hơi. Bên trong trái bóng là một hệ thống phát điện theo công nghệ cuộn cảm, bao gồm một cuộn dây kim loại và các thanh nam châm từ trường chuyển động khi trái bóng được đá để tạo ra điện. Dòng điện tạo ra được lưu trong bộ tích điện của bóng.
Nhóm sinh viên cho biết, vật liệu làm bóng Soccket rất phổ biến tại các nước đang phát triển và có chi phí tương đương với một quả bóng chất lượng trung bình hiện nay. Vì thế, ý tưởng này có thể là một giải pháp cho tình trạng thiếu điện sinh hoạt tại các quốc gia đang phát triển - với khoảng 1/5 dân số không được sử dụng điện.
Ý tưởng của nhóm sinh viên được cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đánh giá rất cao, ông nói: “Đây là một giải pháp điện không dây có thể giúp chúng ta sử dụng điện để nâng cao chất lượng cuộc sống, năng suất lao động và học tập".

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.
