"Bóng ma" không thể giải thích tấn công hành tinh gần Trái đất

Một vùng bóng tối lớn khiến các nhà khoa học hoang mang đang lớn dần, sinh sôi thêm trên một hành tinh ngay trong Hệ Mặt trời, lại kèm với một điểm sáng khó hiểu tương tự gần đó.

Theo tờ Space, "bóng ma" đó chính là sự phát triển của điểm tối lần đầu tiên được nhìn thấy bởi tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA, khi nó bay ngang Sao Hải Vương từ năm 1989.

Suốt 30 năm qua, các điểm tối và sáng khổng lồ trên hành tinh này vẫn không ngừng phát triển và không ngừng khiến các nhà khoa học "lạc lối".


Bầu khí quyển Hải Vương Tinh được MUSE tách lớp, hé lộ nhiều chi tiết dị thường - (Ảnh: ESO).

Sử dụng công cụ quang phổ MUSE của Kính viễn vọng Very Large (VLT) của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đặt tại Chile, giáo sư Patrick Irwin từ Đại học Oxford và các cộng sự đã tập trung vào một trong những điểm tối bí ẩn ở bán cầu Bắc của hành tinh.

Quan sát mới này bác bỏ giả thuyết trước đó rằng các điểm tối này là do sự xuất hiện của các đám mây trên bề mặt gã khổng lồ băng; đồng thời cũng bác bỏ suy đoán khác lâu đời hơn là nó giống Great Red Spot của sao Mộc, một cơn bão khổng lồ mang dáng dấp vết đỏ lớn.

Các điểm tối hiện nay có đường kính khoảng 10.000 đến 15.000 km, theo bài trình bày trên tạp chí Science. Có những điểm tối chưa từng thấy trước đây cũng lộ diện.

Sử dụng MUSE để đo ánh sáng phản xạ, chia màu các thành phần, các nhà khoa học phát hiện các điểm này thực ra không được tạo ra bởi mây.

Thay vào đó, dường như do các hạt ở tầng khí quyển này tối hơn, phá ra bước sóng sánh sáng khác nên trở thành điểm tối.

Điểm sáng được nhìn thấy ở cùng mức độ trong khí quyển khu vực có điểm tối không xuất hiện trong các quan sát vài tuần trước, cho thấy nó là thứ gì đó mới được tạo ra.

Như vậy, về cơ bản câu trả lời vẫn đi vào ngõ cụt. Nhưng các nhà khoa học kỳ vọng rằng có thể đi theo hướng tìm hiểu thành phần của bầu khí quyển - nơi có thể có các hạt tối hơn - để tìm manh mối.

Một giả thuyết khác là hiện tượng nóng lên cục bộ của sao Hải Vương đang diễn ra, biến băng hydro sunfua từ dạng rắn sang dạng khí, giải phóng những đám mây mù. Nhưng tất nhiên, vẫn chưa có bằng chứng để xác thực.

Các nhà khoa học hy vọng có thể chuyển sang quan sát hành tinh rất gần - so với hơn 5.000 hành tinh khác ngoài Hệ Mặt trời đã được biết - nhưng vẫn bị bao trùm trong bí ẩn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Một phần của Mặt trời bị vỡ rời, cuốn vào vòng xoáy cực

Một phần của Mặt trời bị vỡ rời, cuốn vào vòng xoáy cực

Các thiết bị của NASA đã ghi lại được khoảnh khắc một phần của Mặt Trời dường như bị tách rời hẳn và bị cuốn vào một cơn lốc xoáy cực.

Đăng ngày: 26/03/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 25/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Trên thực tế, sao Diêm Vương có rất nhiều cấu trúc bề mặt khổng lồ. Nhờ những cấu trúc địa chất kỳ lạ này, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sao Diêm Vương có khả năng có một đại dương dưới bề mặt.

Đăng ngày: 25/03/2025
Khoảnh khắc hiếm gặp sao Thủy đi qua Mặt trời được tàu vũ trụ ghi lại

Khoảnh khắc hiếm gặp sao Thủy đi qua Mặt trời được tàu vũ trụ ghi lại

Tàu vũ trụ Solar Orbiter quan sát được sao Thủy khi nó băng qua Mặt trời, đây là một khoảnh khắc hiếm thấy.

Đăng ngày: 24/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News