Brazil: Muỗi biến đổi gene thích ứng dần với tự nhiên
Các nhà khoa học Brazil cho biết, thí nghiệm nhằm giảm số lượng muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết bằng cách thả côn trùng biến đổi gene vào tự nhiên đang có kết quả tốt.
>>> Virus sốt xuất huyết làm muỗi “khát” máu hơn
Cách đây một năm, hơn 10 triệu con muỗi đực biến đổi gene đã được thả ở TP. Juazeiro, nơi sinh sống của 288.000 người. Kết quả thử nghiệm được công bố tại cuộc hội thảo được tổ chức vào cuối tuần trước ở Rio. Aldo Malavasi, điều phối viên của dự án, nói rằng kết quả “rất khả quan”.
Muỗi đực biến đổi gene truyền gene độc cho con để chúng không thể trưởng thành và sinh sản.
“Từ các mẫu thu được trên thực địa, 85% trứng muỗi mang gene biến đổi, nghĩa là muỗi đực được thả ra đã lấn át số lượng muỗi tự nhiên, để từ đó làm giảm số lượng muỗi Aedes và giảm lan truyền sốt xuất huyết", ông Malavasi nói.
Muỗi biến đổi gene đã được thử nghiệm ở Malaysia và quần đảo Cayman, nhưng thử nghiệm ở Brazil được coi là thử nghiệm lớn nhất trong tự nhiên từ trước tới nay.
“Chúng tôi phát triển công nghệ có thể tạo ra côn trùng biến đổi gene một cách hiệu quả, nên chúng tôi có thể giảm chi phí vì không cần mua từ Anh", ông Malavasi nói.
Phương pháp này đã được Ủy ban kỹ thuật an toàn sinh học của Brazil chấp thuận, và sẽ được áp dụng ở một số thành phố khác của nước này nhằm xóa bỏ sốt xuất huyết.
Trước khi thả muỗi biến đổi gene, Malavasi và nhóm dự án đã tới các hộ gia đình, trường học và nhà thờ ở Juazeiro để xin phép. Họ nói rằng 90% những người họ hỏi ý kiến đã đồng ý.
Margareth Capurro, nhà sinh học ở ĐH São Paulo, xác nhận rằng người dân đồng ý cho thực hiện dự án.
Mark Benedict ở ĐH Perugia (Italy) nói rằng kết quả thực nghiệm rất hứa hẹn. “Dữ liệu cho thấy hệ thống này đang hoạt động như dự kiến. Chúng tôi không thấy vấn đề lớn nào trong cách họ thực hiện, nên tôi nghĩ nó rất khả quan", Benedict nói.
Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường, trong đó có GeneWatch UK, lâu nay vẫn bày tỏ lo ngại về nguy cơ muỗi biến đổi gene tồn tại và sinh sản trong tự nhiên, gây ra những hậu quả không thể lường trước.
Malavasi nói ông rất tự tin rằng muỗi biến đổi gene sẽ không thể đẻ ra con có thể trưởng thành và sinh sản. “Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi không cẩn thận. Chúng tôi luôn thực hiện các thí nghiệm kiểm soát”.
Malavasi nói rằng cần phải mất một thời gian nữa thì mới có thể giảm số lượng muỗi Aedes tới mức có thể thấy tỷ lệ lây truyền bệnh sốt xuất huyết giảm, và các nhà nghiên cứu vẫn chưa khảo sát các cộng đồng dân cư để đánh giá tác động đối với căn bệnh chưa có vắc-xin phòng và thuốc đặc trị này.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
