Bức bích họa cổ nhất thế giới tại Syria

Các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp mới đây đã phát hiện một bức tranh tường cổ nhất thế giới với 11.000 năm tuổi chìm lấp trong lòng đất phía Bắc Syria.

Trưởng nhóm nghiên cứu trên, Eric Coqueugniot, cho biết bức tranh tường này có diện tích 2m2 được tìm thấy tại ngôi làng Djade al-Mughara có từ thời kỳ đồ đá ở khu vực sông Euphrates, phía Đông Bắc thành phố Aleppo. Di chỉ này đã được khai quật từ đầu những năm 1990.

Bức vẽ trên thể hiện nhiều hoạ tiết hình chữ nhật với các màu đỏ, đen và trắng, trên một bức tường bao xây bằng gạch sống của một ngôi nhà lớn với mái gỗ.

“Nó giống một bức tranh theo kiểu chủ nghĩa đương đại. Nhiều người còn cho rằng nó hệt như tác phẩm của Paul Klee (hoạ sĩ quốc tịch Áo-Thuỵ Sỹ, nổi tiếng trong trong trào lưư mĩ thuật chủ nghĩa hiện đại Đức -ND). Bằng phương pháp phân tích carbon, chúng tôi xác định nó có niên đại khoảng 9.000 năm trước Công nguyên”, Coqueugniot nói.

Màu đỏ của các hoạ tiết được vẽ bằng đá hematít nung, còn màu trắng là bột đá vôi còn than chì thể hiện màu đen.

“Những thứ được thể hiện trong tranh trông giống như là một toà nhà công cộng, nhưng chúng tôi không chắc lắm. Ngôi làng này sau đó đã bị lãng quên và toà nhà chìm ngập trong bùn”, Coqueugniot nói, “Chúng tôi cũng tìm thấy một bức tranh khác gần đó, tuy nhiên phải đến năm sau nó mới được khai quật”.

Bức bích họa cổ nhất thế giới tại Syria

Việc khai quật bức bích họa vẫn đang tiếp tục (Ảnh: Reuters)

Mustafa Ali, một nghệ sỹ Syria hàng đầu, cho rằng trong nghệ thuật của vùng Cận Đông và Ba Tư, nhất là thảm và chăn, cũng có nhiều hoạ tiết tương tự với hình hoạ trong bức vẽ tại Djade al-Mughara. “Chúng ta không nên quên rằng bức vẽ này là di vật khảo cổ, song theo cách nào đó nó cũng thật hiện đại”, ông nói.

Ngoài bức vẽ trên, một số lượng lớn đá lửa, vũ khí và xương người cũng được tìm thấy tại di chỉ trên. Bức vẽ sẽ được chuyển tới lưu giữ tại bảo tàng Aleppo trong năm sau. Coqueugniot cho biết những người dân Djade al-Mughara sinh sống bằng săn bắn và hái lượm. Họ có bề ngoài khá giống với người hiện đại, tuy nhiên lại không làm nghề nông hay chăn nuôi gia súc.

“Khu vực trên là một trong nhiều ngôi làng từ thời kỳ đồ đá, ngày nay là Syria và phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Dường như họ có liên hệ với nhau và cùng chung sống hoà bình”, Coqueugniot nói.

Syria từng là một trung tâm giao thương trong thế giới cổ đại và hiện có hàng nghìn di chỉ khảo cổ đang được khai quật. Tạp chí Science cho biết trước khi bức vẽ trên được phát hiện thì bức tranh tường tại Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cổ xưa nhất thế giới, tuy nhiên nó có niên đoạn khoảng 1.500 năm sau đó.

Bức bích họa cổ nhất thế giới tại Syria

Bức bích họa cổ nhất thế giới, nhiều người nghĩ nó giống tác phẩm của Paul Klee (1879-1940), họa sỹ thiên tài người Thụy Sỹ (Ảnh: Reuters)

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News