Bức tường cát hơn nghìn mét ập xuống thành phố Mỹ
Cơn bão cát khổng lồ nhanh chóng kéo tới che phủ thành phố Phoenix, gợi liên tưởng đến ngày tận thế.
Cơn bão cát cao khoảng 1,6km hay còn gọi là haboob nuốt chửng thành phố Phoenix, Arizona, Mỹ, hôm 2/8, khiến hơn 120.000 người rơi vào cảnh mất điện và một số tòa nhà bị phá hủy, theo Mother Nature Network. "Đó là một cơn bão cát cực lớn. Đây là loại bão cát kinh điển ở Arizona quét ngang qua phía đông nam Death Valley", Jerry Ferguson, phóng viên kênh KPHO tường thuật từ trên trực thăng.
Quang cảnh khi bão cát tiến đến gần giống như ngày tận thế.
Haboob là những cơn bão cát cực mạnh hình thành trong cơn giông, có thể nhanh chóng biến cả vùng đất thành nơi tối tăm. Quang cảnh khi bão cát tiến đến gần giống như ngày tận thế. Haboob là từ tiếng Arab có nghĩa là "gió dữ". Hiệp hội Khí tượng học Mỹ (AMS) sử dụng từ haboob lần đầu tiên năm 1972 để so sánh bão bụi ở Arizona với bão bụi thường gặp ở Sudan. "Dù ít xảy ra hơn bão bụi ở Sudan, những cơn bão này cũng mạnh hơn kém", AMS cho biết.
Bão cát xuất hiện khi gió mạnh thổi xuống và tản ra từ cơn giông bão, cuốn theo bụi và cát ở các vùng sa mạc khô cằn như Arizona. Gió tạo ra một bức tường cát có thể trải rộng trên một khu vực rộng lớn trong vòng vài phút. Một số cơn bão cát có thể đạt độ cao lên tới 3.048m và vận tốc 128km/h.
Dù thường nhanh tan, bão cát vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng, cản trở tầm nhìn, khiến bạn không thể nhìn xa quá nửa mét. Những cơn gió có thể làm hỏng đường dây điện và phá hủy những tòa nhà.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.
