Bức xạ khi bay lên sao Hỏa lấy đi 2 năm rưỡi tuổi thọ phi hành gia
Mỗi chuyến bay kéo dài hai năm lên sao Hỏa sẽ lấy đi 2,5 năm tuổi thọ mỗi thành viên phi hành đoàn do tiếp xúc trực tiếp với bức xạ trong hành trình bay.
Chuyến bay dài lên sao Hỏa khiến tuổi thọ trung bình của phi hành gia giảm đi 2,5 năm.
Đó là thông tin được tiết lộ trong báo cáo tham luận tại hội thảo "Hàng không vũ trụ và Y học môi trường" được tổ chức tại Moskva.
Báo cáo này cũng cho biết, cho đến nay, nhiều tính toán đã được thực hiện về tổng rủi ro phóng xạ trong toàn bộ cuộc đời của phi hành gia sau các chuyến bay dài lên sao Hỏa kéo dài tới 3 năm trong suốt thời kỳ mặt trời hoạt động nhiều nhất với các lớp bảo vệ có độ dày khác nhau khỏi bức xạ nhôm.
Khi thực hiện các tính toán cho tàu vũ trụ dạng hình cầu đơn giản và mô hình cơ thể người được tiêu chuẩn hóa bên trong con tàu, đồng thời xem xét trường hợp phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo sao Hỏa bằng động cơ phản lực lỏng và hệ thống đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân, người ta phát hiện ra rằng, đối với nhiệm vụ bay 2 năm lên sao Hỏa và quay trở về, tổng rủi ro nhiễm phóng xạ trong suốt cuộc đời của các phi hành gia, bất kể tuổi tác, với mức chắn bức xạ ion 20g/cm2, sẽ là 7,5%, và tuổi thọ trung bình bị giảm đi 2,5 năm.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Độc đáo ảnh robot NASA "tự sướng" trên… sao Hỏa
Qua những hình ảnh mới nhất, chúng ta có thể thấy Mars Curiosity rover đang lang thang trên một hoang mạc với những dãy núi đá hùng vĩ phía xa.

Vì sao hoàng hôn trên sao Hoả có màu xanh?
Không ít người thắc mắc vì sao sao Hoả được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng lại có hoàng hôn màu xanh dương lạ mắt.

Sinh con trên sao Hỏa dẫn tới những hậu quả khủng khiếp như thế nào?
Chuyên gia của NASA cảnh báo bức xạ vũ trụ trên bề mặt "hành tinh đỏ" sẽ dẫn đến đột biến ở thai nhi đồng thời cũng gây ra các vấn đề với sự phát triển xương và cơ bắp của trẻ.

Bức ảnh tự sướng đầu tiên của tàu NASA trên sao Hỏa
Tàu vũ trụ InSight xòe rộng các tấm pin mặt trời giữa mảnh đất bằng phẳng, trống trải trong bức ảnh tự sướng đầu tiên gửi về từ sao Hỏa.

Tàu vũ trụ NASA lần đầu tiên ghi lại tiếng gió sao Hỏa
Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA công bố âm thanh gió trên sao Hỏa do tàu InSight thu được, Guardian hôm 7/12 đưa tin.
