Bùn đỏ Hungari vẫn chưa an toàn

Khi nông dân Hungari chuẩn bị gieo trồng trên hàng trăm hecta đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thảm họa bùn đỏ của Tháng mười vừa qua, các nhà khoa học cảnh báo rằng, độ kiềm cao là mối đe dọa chính đối với vụ thu hoạch.

Bùn đỏ Hungari vẫn chưa an toàn.

Trong một công trình nghiên cứu về môi trường đăng trên tạp chí Khoa học & Công nghệ (ACS), đề cập đến một chiến lược khử nhiễm độc bằng thạch cao rẻ tiền. Các tác giả của nghiên cứu là Erik Smolders và các đồng nghiệp lưu ý rằng từ vụ vỡ đập tại nhà máy chế biến quặng nhôm, gây ô nhiễm các vùng đất xung quanh bởi hơn 700.000 mét khối chất thải, gọi là bùn đỏ.

Ít nhất 10 người chết và hàng trăm người bị thương là thảm họa tồi tệ nhất, chưa từng thấy về môi sinh ở Hungari. Bùn đỏ có chứa kim loại độc hại như arsenic, cadmium, chromium và nickel. Bùn đỏ cũng chứa nguyên tố phóng xạ và có tính kiềm cao, ăn da, đủ để làm cháy da và mắt.

Nồng độ nhôm là 200 000 microgam/lit nước thải, cao hơn mức cho phép 100 lần, theo Tổ chức Greenpeace. Tỷ lệ cacbon không hoà tan cao hơn mức cho phép nhiều lần. Asenic cao hơn mức cho phép của Áo 13 lần..

Bùn đỏ phủ dày cả chục cm trên mặt đất canh tác. Năm 2011 người nông dân lo ngại về tác động tiềm năng về bùn đỏ lên cây trồng: ngô, cỏ linh lăng và các cây trồng khác. Chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về tác hại của bùn đỏ đến sự tăng trưởng thực vật, nên các nhà khoa học quan tâm tập trung vào các kim loại độc hại và đã có kết luận sơ bộ:

Những thử nghiệm cho thấy, thực vật trồng trên đất bị ô nhiễm chậm phát triển khoảng 25% so với cây trồng trên đất không bị nhiễm bẩn bùn đỏ.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dường như không phải do kim loại độc hại hoặc phóng xạ, song độ kiềm của bùn đỏ và hàm lượng muối là tác nhân gây hại cho cây trồng. Người ta đã đề xuất biện pháp dùng thạch cao vào bùn đỏ có thể làm giảm độ kiềm và sẽ đẩy nhanh việc loại bỏ các muối. Các nhà khoa học còn đề nghị theo dõi lâu dài thêm nữa ảnh hưởng của kim loại nặng trong các loại cây trồng để loại bỏ bất cứ sự ô nhiễm nào tới chuỗi thực phẩm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News