Bùn Hồ Hoàn Kiếm được hút thế nào?

Việc cải tạo lòng Hồ Hoàn Kiếm (HHK) đã được UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo sát sao. Từ mấy năm trước, các nhà khoa học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội); Viện công nghệ môi trường; Trường Đại học Mỏ địa chất và trường Đại học Kĩ thuật Dresden, Cộng hòa Liên bang Đức đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này. 

Chuyên gia CHLB Đức kiểm tra vận hành máy hút bùn - Ảnh: Nguyễn Dược

Theo PGS, TS Nguyễn Đình Hòe (Đại học Quốc gia Hà Nội): “HHK có hệ sinh thái đặc biệt, lại là nơi có rùa quý hiếm sinh sống, bao hàm ý nghĩa tâm linh, nên việc cải tạo Hồ cần đảm bảo an toàn”.

Đúng 10 giờ hôm qua, các máy móc thiết bị hút bùn, cải tạo Hồ Hoàn Kiếm (HHK) bắt đầu hút luồng bùn đầu tiên. Trưa nay 11 giờ, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, người phụ trách việc cải tạo HHK, đã đến hiện trường để chỉ đạo việc thí điểm hút 1000 m2 bùn dưới lòng hồ.

Trao đổi với các nhà khoa học, ông Nguyễn Văn Khôi nói: “Việc hút bùn, không làm xáo trộn đáy và mặt hồ là điều rất tốt. Có thể cứ một, hoặc hai ngày ta nên họp rút kinh nghiệm xem có vấn đề gì? Ví dụ nên đặt một camera ngay miệng ống hút dưới bùn, để tiện cho việc xử lí kịp thời”.

Sau một ngày, lượng bùn hút lên được ép ngay trong máy đã đạt 70 m3, tương đương với 150 m3 bùn chưa ép (lỏng). Những miếng bùn ép trông như những thỏi sôcôla.

Bùn được ép khô trông như những thỏi sôcôla - Ảnh: Nguyễn Dược

Tại đây sử dụng máy hút có công suất 50 m3/h, nhưng thực tế chỉ để máy vận hành chế độ 30m3/h. Máy vận hành sau 5 phút lại nghỉ một chút. Người ta đã dùng hai ống bện vào nhau để đưa từ máy xuống đáy hồ, một ống hơi làm phao đỡ ống hút bùn. Việc dịch chuyển miệng ống hút được điều khiển từ trên bờ.

Dự kiến đợt nạo vét 1000m2 đáy hồ sẽ hoàn thành vào ngày 26 tháng 11, năm 2009 (10 ngày). 1000 m2 bùn ấy sẽ ép thành 400 m3 bùn khô và vận chuyển về tập kết ở bãi ngoài Yên Sở.

Hy vọng, sau khi được cải tạo, Hồ Hoàn Kiếm sẽ trở nên đẹp hơn, làm tôn thêm cảnh quan và điều hòa môi sinh của Thủ đô xanh sạch đẹp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News