Bùn phun trào ở Ninh Thuận là tai biến địa chất

Hơn 2 tháng nghiên cứu tình hình nứt đất, bùn phun trào tại huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận, các nhà khoa học kết luận hiện tượng này là một dạng tai biến địa chất quy mô nhỏ, liên quan đến hoạt động đứt gãy kiến tạo.

>>> Bùn phun trào ở Ninh Thuận có thể tắm được
>>> Ninh Thuận: Bùn phun trào không liên quan đến động đất

5 ổ bùn đột nhiên trào trên đất ruộng ở thôn Suối Đá, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) hồi tháng 3. Ngay sau đó, chính quyền địa phương cùng cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân. Khảo sát và phân tích mẫu bùn, đến nay Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Ninh Thuận cùng nhóm nghiên cứu thực địa thuộc Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung đã có kết luận về hiện tượng này.


Hố bùn trào trên mảnh ruộng đã được cắm biển cảnh báo nguy hiểm.
(Ảnh: Sơn Ninh)

Trao đổi với PV, ông Phạm Châu Hoành, Trưởng phòng quản lý công nghệ chuyên ngành, Sở Khoa học Công nghệ Ninh Thuận khẳng định: hiện tượng nứt đất, xuất lộ bùn tại Thuận Bắc chỉ là một dạng tai biến địa chất quy mô nhỏ, liên quan đến yếu tố nội sinh do hoạt động của đứt gãy kiến tạo thuộc phần nông của vỏ trái đất; đồng thời có ảnh hưởng của yếu tố ngoại sinh như hoạt động của nước mưa, nước dưới đất.

Cũng theo ông Hoành, trong 5 ổ bùn thì có 2 ổ mới đùn (vào tháng 2), 2 ổ xuất hiện trên 6 tháng và 1 ổ đã khá lâu. Cả 5 ổ nằm trên diện tích khoảng 1.700 m2.

Khảo sát thực địa cho thấy bùn đùn trào tự nhiên theo các họng nứt đất tạo thành các ổ phân bố theo hướng Đông Bắc - Tây Nam; đường kính mỗi ổ bùn từ 1,6 đến 3 m. Bùn nổi cao 0,4-0,8 m so với mặt đất; độ sâu 5-6 m. Bùn có màu xám sáng, xanh nhạt, áp lực bùn phun khá mạnh nên khi càng bới rộng bề mặt, bùn trào ra càng nhiều.

Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, ước tính trữ lượng tài nguyên bùn khoáng tại đây khoảng 30.409 tấn. Nếu xây dựng một trung tâm du lịch điều dưỡng có sử dụng dịch vụ tắm, ngâm bằng nước khoáng - bùn khoáng với công suất khai thác khoảng 600 tấn một năm bùn tinh lọc, thì có thể hoạt động ổn định trên 10 năm.

Tuy nhiên, việc xuất hiện các hố bùn sâu trên ruộng lúa trở thành cái bẫy rất nguy hiểm đối với người và gia súc khi qua lại. Nhiều người dân địa phương phản ánh, trước đây có gia súc thả chăn tại đây đã bị sụp chân xuống hố bùn chết mà không cứu được.

Dự báo của nhóm nghiên cứu thì hiện tượng bùn phun trào sẽ tiếp tục xảy ra theo quy luật tự nhiên, trong phạm vi khu vực khảo sát, nhất là khi xảy ra mưa lớn. Địa điểm địa chấn bùn phun chỉ cách nơi xây dựng Nhà máy hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trong bán kính khoảng 30-40 km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News