Bướm Hoàng đế đối mặt mối đe dọa từ con người
Với nhiều loài bướm, tìm một nơi trú chân và nghỉ ngơi không phải chuyện dễ dàng. Phá rừng, hạn hán, biến đổi nhiệt độ toàn cầu đang ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của chúng. Bướm Hoàng đế cũng không ngoại lệ, khi phải đối mặt với mối đe dọa vì con người sử dụng quá nhiều thuốc diệt cỏ glyphosate.
>>> Choáng ngợp cảnh tượng hàng tỷ bướm vua di cư
Trong những thập kỷ qua, với việc sử dụng ngày càng tăng loại hóa chất này, số lượng bướm Hoàng đế đã giảm mạnh. Hội đồng Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên (NRDC) đã đệ đơn lên Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đề nghị khẩn trương tái điều tra glyphosate được dùng ở đâu và như thế nào, cũng như tìm cách bảo vệ loài bướm Hoàng đế.
Glyphosate không phải là một loại thuốc diệt cây có chọn lọc - nó gây hại cho rất nhiều loài cây. Một trong số đó là cây bông tai, nguồn thức ăn duy nhất của ấu trùng bướm Hoàng đế, cũng là loài cây duy nhất loài bướm này chọn để đẻ trứng.
Bướm Hoàng đế. (Ảnh: Livescience)
Từ năm 1999-2000, cây bông tai đã giảm 60% ở miền Trung tây, và số lượng bướm Hoàng đế đã giảm 80%. Mùa Đông 2013, các nhà nghiên cứu chỉ thống kê được 33,5 triệu con bướm Hoàng đế ở nơi tránh rét của chúng tại Mexico - một con số thấp kỷ lục so với 1 triệu con năm 1997, và đã giảm 10% so với số lượng trung bình trong vòng 15 năm qua.
Các nhà khoa học cũng cho biết thêm là số lượng bướm Hoàng đế di cư năm nay cũng có nguy cơ bị đe dọa biến mất, mà lý do chính là do thuốc diệt cỏ Glyphosate. Tuy bướm Hoàng đế sinh sản nhiều lần trong một đợt di cư, nhưng nếu không có cây bông tai để duy trì sự sống cho thế hệ bướm sau, chuyến di cư sẽ thất bại.
Các căn cứ khoa học đã rõ ràng. Bướm Hoàng đế cần cây bông tai để sinh tồn, và glyphosate đang giết chết cơ hội sống còn của chúng. Hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ chứa gyphosate và khuyến khích canh tác bền vững chính là cách để giúp những chuyến di cư của bướm Hoàng đế trở thành một sự kiện mà mọi thế hệ đều có thể chứng kiến.
Do đó, EPA được yêu cầu thiết lập các vùng an toàn, không sử dụng thuốc diệt cỏ trong và ngoài các cánh đồng để bảo vệ môi trường sống của bướm Hoàng đế. Cơ quan này cũng được yêu cầu phải đánh giá lượng glyphosate trong mỹ phẩm có gây ảnh hưởng tới loài bướm này hay không, cũng như kiểm soát mức độ độc hại của những loại thuốc trừ sâu khác không chứa glyphosate.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy
Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.
