Buồn nôn nhưng không nôn là biểu hiện bệnh gì?

Buồn nôn nhưng không nôn được là tình trạng khó chịu mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong lần đời. Đây có phải là biểu hiện của bệnh lý gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Vì sao có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được?

Buồn nôn nhưng không nôn được là cảm giác khó chịu trong bụng và cổ họng, khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.

Đây là triệu chứng chung mà nhiều người gặp phải nhưng bạn không nên chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến dạ dày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người mắc bệnh. Những cơn buồn nôn “không hẹn mà gặp” có thể đến bất chợt, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.


Buồn nôn nhưng không nôn được là cảm giác vô cùng khó chịu.

Nguyên nhân buồn nôn nhưng không nôn được

Nếu bạn cảm giác buồn nôn nhưng không nôn, buồn nôn nhưng không đau bụng hoặc buồn nôn nhưng không có thai thì có thể là do những “thủ phạm” dưới đây:

Stress

Tình trạng thường xuyên căng thẳng, lo lắng sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể. Những độc tố này sẽ gửi tín hiệu hóa học đến não và gây ra cảm giác buồn nôn.

Cơ thể thiếu nước

Cơ thể bị mất nước sẽ gây rối loạn tuần hoàn, khiến lưu lượng máu không được cung cấp đủ, làm ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa. Từ đó, xuất hiện tình trạng buồn nôn, đau nhức bụng.

Lượng đường trong máu thấp

Các hormone trong cơ thể có vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu thấp, các hormone như epinephrine, glucagon,… sẽ tăng cao, giúp cơ thể sản sinh nhiều glucose hơn. Hậu quả, dạ dày phải chịu nhiều áp lực và gây cảm giác buồn nôn, khó chịu.

Đau nửa đầu

Các chuyên gia cho biết, chứng đau nửa đầu thường đi kèm tình trạng buồn nôn. Đồng thời, chất serotonin trong não sẽ gửi tín hiệu đến các mạch máu, kích hoạt não bộ gây nên cảm giác buồn nôn, mệt mỏi.


Đau nửa đầu là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn.

Buồn nôn nhưng không nôn là dấu hiệu của những bệnh gì?

Trào ngược dạ dày

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn. Khi thức ăn đưa vào dạ dày không được tiêu hoá hết, sẽ gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu… Dẫn đến kích thích dạ dày tăng tiết dịch acid trào lên thực quản.

Để nhận biết mình có bị trào ngược dạ dày hay không, bạn có thể dựa vào triệu chứng buồn nôn đi kèm với đau ngực, cảm giác có cục u trong cổ họng và khó nuốt thức ăn.

Viêm đại tràng cấp và mãn tính

Nếu bạn rơi vào tình trạng buồn nôn, kèm theo triệu chứng đại tiện thất thường, táo bón xen lẫn phân lỏng, chướng bụng, đầy hơi thì có thể nghĩ ngay đến bệnh viêm đại tràng cấp tính hoặc mãn tính.


Buồn nên có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cấp hoặc mãn tính.

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết bệnh dựa vào cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở bụng, đau tăng lên khi ăn thực phẩm lạ…

Viêm dạ dày – tá tràng

Tình trạng buồn nôn xuất hiện sau khi ăn kèm theo tình trạng chướng bụng, ợ nóng rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm dạ dày – tá tràng.

Bệnh gây ra cảm giác nóng rát như lửa đốt ở vùng bụng, đau tức thượng vị trước và sau khi ăn, khiến người bệnh chóng mặt, mệt mỏi.

Tắc ruột

Khi thức ăn đang bị ứ lại, quá trình tiêu hóa bị gián đoạn sẽ khiến bạn buồn nôn cả ngày, đi kèm với đau bụng, cảm giác quặn ruột, khó đi vệ sinh.

Lúc này bạn nên tạm dừng việc nạp thêm thực phẩm vào cơ thể, tránh tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Điều trị chứng buồn nôn nhưng không nôn được hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây

Khi thấy buồn nôn nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc tây để làm giảm tình trạng này ngay lập tức.

Một số loại thuốc được dùng phổ biến như: thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc diệt khuẩn đường ruột, thuốc chống táo bón,…

Tuy nhiên phương pháp này dễ gây những tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

“Mẹo” dân gian

Dân gian có những vị thuốc “cây nhà lá vườn” giúp làm dịu những cơn buồn nôn mà bạn có thể tham khảo sau đây:

Phòng và ngăn ngừa chứng buồn nôn hiệu quả

Nếu tình trạng buồn nôn nhưng không nôn được trở nên nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất