Buồng cứu hộ trong nhà
Nhà nghiên cứu thuộc Quân chủng phòng không không quân vừa có ý tưởng chế tạo ra buồng cứu hộ để bảo vệ con người khi bị thiên tai đe dọa.
Bùi Trường Sơn, tác giả ý tưởng "Buồng cứu hộ phòng chống thiên tai trong nhà" cho biết, thiết bị để sản xuất buồng cứu hộ này được làm bằng composit (sợi thủy tinh) bổ sung thêm lưới thép bên trong hoặc khung sườn có kết cấu không gian như ô tô, tàu hỏa, máy bay, két sắt hay tận dụng thùng container.
Khung sườn đều là những thứ có vỏ và rất vững để chịu tác động va đập cao. Khi xây nhà, người dân có thể đặt sẵn buồng cứu hộ vào phòng nào đó của căn nhà và xây kín lại.
"Chiếc buồng cứu hộ có thể nổi trên mặt nước và hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài trong trường hợp bị chìm trong nước và có khí độc. Trong buồng cứu hộ cùng được trang bị các vận dụng, thiết bị cứu hộ cần thiết để con người có thể sống trong một thời gian ngắn ở bên trong đó và phát tín hiệu cấp cứu", Sơn nói.
Người dân vùng lũ lụt sẽ bớt lo lắng nếu buồng cứu hộ
được đưa vào thực tiễn. (Ảnh minh họa: Trí Tín)
Theo Bùi Trường Sơn, với cách cấu tạo trên, buồng cứu hộ có thể chịu đựng được mọi sức tàn phá của thiên nhiên để bảo vệ khả năng sống của con người khi có thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt.
Sơn lưu ý, buồng cứu hộ trong nhà này có thể được đặt ngoài trời, nhưng phải có hệ thống dây chằng cố định.
Buồng cứu hộ trong nhà có kích thước lớn nhỏ còn tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà, số người. "Trong trường hợp thiên tai xảy ra đột xuất, nhiều người không kịp chạy đi nơi khác, lúc này họ cần có những vật dụng để lánh nạn tại chỗ để chờ cứu hộ đến, buồng cứu hộ trong nhà đáp ứng yêu cầu trên", Sơn cho hay.
Ý tưởng trên của Bùi Trường Sơn nằm trong 9 đề án vào vòng chung kết cuộc thi Ý tưởng Kinh tế Xanh 2011 do dự án Vườn Táo Xanh phối hợp với các đơn vị tổ chức.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
