Cá băng Nam Cực sắp tuyệt chủng

Loài cá notothenioid (cá băng) Nam Cực có khả năng đặc biệt sản xuất chất chống đông máu tự nhiên giúp chúng tồn tại trong môi trường băng giá, hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.

Nhờ chất chống đông glycoprotein trong cơ thể mà cá notothenioid có thể sống sót sau hiện tượng đóng băng toàn cầu, khiến một lượng lớn sinh vật bị tuyệt chủng cách đây 42 triệu năm.


Chất glycoprotein là bí quyết giúp cá notothenioid tồn tại và phát triển tại Nam Cực.


Biến đổi khí hậu có thể đẩy cá notothenioid tới bờ vực tuyệt chủng.

Chất glycoprotein giúp cá băng có thời gian và không gian để thích ứng với sự thay đổi của môi trường sinh thái mới. Và thời điểm cá băng sinh sản và phát triển mạnh nhất được các nhà nghiên cứu xác định là khoảng 10 triệu năm trước.

Hiện trên thế giới có khoảng 100 loài cá notothenioid khác nhau nhưng số lượng loài đang bị đe dọa nghiêm trọng do chúng trở thành nguồn thức ăn chính của chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi có răng.

Theo giáo sư Thomas Near công tác tại Đại học Yale, Mỹ, yếu tố chủ đạo đẩy loài notothenioid tới bờ vực tuyệt chủng chính là hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong khi đó, Nam Cực lại là một trong những khu vực chịu tác động mạnh nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu, điển hình là nhiệt độ trong nước ngày càng ấm hơn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất