Khả năng sống sót trong môi trường đóng băng của bọ đuôi bật
Bọ đuôi bật Bắc Cực (Megaphorura arctica) sống sót trong nhiệt độ đóng băng bằng cách tự khử nước trước khi thời kỳ lạnh giá nhất bắt đầu. Các nhà nghiên cứu đã nhận biết một tập hợp gen tham gia vào việc kiểm soát cơ chế sống sót cực độ này.
Melody Clark đã chỉ đạo một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan khảo sát Bắc Cực của Anh Quốc và Đại học Novi-Sad, Serbia. Bà cho biết: “Đây là nghiên cứu phân tử chuyên sâu đầu tiên về cơ chế sống sót thời tiết băng giá của loài vật này. Những thông tin từ nghiên cứu này không chỉ được các nhà sinh thái học quan tâm, mà đồng thời cả những người nghiên cứu về tác động của nhiệt độ thấp tới các hệ sinh học”.
Bọ đuôi bật Bắc Cực tự khử nước của bản thân để có thể sống sót qua giai đoạn thời tiết khắc nghiệt nhất của vùng cực, với băng tuyết và nhiệt độ có thể dễ dàng xuống tới -14 độ C. Chúng co vào trong lớp vỏ nhỏ cho đến khi thời tiết thuận lợi hơn thì chúng mới bắt đầu hoạt động trở lại. Đây là nghiên cứu đầu tiên nhận biết cơ sở di truyền cho quá trình sinh lý này. Để nhận biết đặc tính biểu hiện gen do độ lạnh tạo ra ở bọ đuôi bật, Clark và các đồng nghiệp đã so sánh biểu hiện gen ở những nhóm động vật được tiếp xúc với những điều kiện môi trường khác nhau.
![]() |
Megaphorura arctica. (Ảnh:Trung tâm BioMed) |
Họ nhận thấy những gen tham gia vào nhiều quá trình tế bào, bao gồm sự sản xuất và huy động một chất chống đóng băng tự nhiên, bảo vệ hệ thống tế bào qua các protein shốc nhiệt, được hoạt hóa trong quá trình khử nước. Những gen chiếm ưu thế khi con vật phục hồi ở điều kiện nhiệt độ cao hơn, là những gen liên quan đến sự tạo ra năng lượng, dẫn đến sự sản xuất protein và phân chia tế bào.
Clark phát biểu về ý nghĩa của nghiên cứu: “Nghiên cứu này là một phần của dự án châu Âu lớn hơn có tên gọi Sleeping Beauty, tìm hiểu việc làm thế nào những loài vật khác nhau sống sót qua quá trình khử nước. Việc hiểu rõ làm thế nào động vật sống sót trong các điều kiện môi trường đặc biệt khắc nghiệt hy vọng sẽ cung cấp những giải pháp mới cho nghiên cứu y học và bảo quản mô cho các ca cấy ghép”.
Tham khảo:
1. Melody S Clark, Michael A.S Thorne, Jelena Purac, Gavin Burns, Guy Hillyard, Zeljko D Popovic, Gordana Grubor-Lajsic and M Roger Worland. Surviving the cold: molecular analyses of insect cryoprotective dehydration in the Arctic springtail Megaphorura arctica (Tullberg). BMC Genomics, (in press) [link]

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
