Ca bệnh Down đầu tiên trong lịch sử nhân loại
Bộ xương có niên đại 1.500 năm tuổi được phát hiện ở Pháp có các dấu hiệu của hội chứng Down và được cho là trường hợp mắc bệnh sớm nhất trong lịch sử.
Live Science cho hay, đây là bộ xương của một đứa trẻ tầm 5-7 tuổi, từng sống ở Pháp trong thời Trung cổ, cách đây khoảng 1.500 năm. Nó được phát hiện trong quá trình khai quật năm 1989 cùng với 93 bộ xương khác. Khu vực khai quật nằm gần một tu viện ở đông bắc nước Pháp.
Bộ xương của một đứa trẻ có dấu hiệu của hội chứng Down, được phát hiện ở Pháp. (Ảnh: Live Science)
Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia kiểm tra kết quả chụp ba chiều và cấu trúc não, sau đó so sánh với xương sọ của 78 đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi. Kết quả phân tích cho thấy đứa trẻ này có những dấu hiệu của hội chứng Down mà những đứa trẻ khác không có.
Trong đó, đặc điểm rõ ràng nhất là phần hộp sọ ngắn, rộng và dẹt ở bề mặt. Nó có xương sọ mỏng và một số mảnh xương phụ. Đứa trẻ này cũng có một điểm bất thường, có thể là dấu hiệu của hội chứng rối loạn khi được xem xét cùng một số đặc điểm khác.
Việc phát hiện bộ xương ở nơi chôn cất cùng với nhiều bộ xương khác cho thấy nó có thể vẫn được đối xử bình thường và không bị những người khác kỳ thị. Đứa trẻ được chôn với phần mặt ngửa, đầu hướng về hướng tây và chân chỉ về hướng đông.
Hội chứng Down được mô tả năm 1866, là một trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể. Nguyên nhân của hội chứng này là sự xuất hiện tất cả hay một phần của bản sao nhiễm sắc thể 21. Theo BBC, cứ 700 trẻ mới sinh trên toàn thế giới thì có một trẻ mắc hội chứng Down.
Trong lịch sử khảo cổ, trường hợp được cho là mắc hội chứng Down sớm nhất là một đứa trẻ 9 tuổi, từng sống ở Anh vào khoảng năm 700-900 sau Công nguyên.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
