Cá chết hàng loạt trên sông Sêrêpốk
Ngày 28/1, tại xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và Ea Pô, huyện Cư Jút, Đắk Nông, vẫn còn hàng chục người dân chèo thuyền và đi dọc bờ sông Sêrêpốk xuôi về phía hạ lưu để vớt cá chết.
Trước đó, vào đêm 27, rạng sáng 28/1, hàng trăm người dân đã đổ xô ra sông Sêrêpốk, đoạn giáp ranh giữa 2 xã này để vớt cá chết. Anh Lê Tiến Cường, làm nghề chèo đò trên đoạn sông này cho biết: khoảng 10 giờ đêm 27/1, khi anh đi dọc sông thì nghe tiếng cá quậy mạnh. Rọi đèn pin xuống sông thấy từng đàn cá chao đảo trên mặt nước, há miệng ngáp nước. Một lúc sau, thì cá lớn, cá nhỏ ngoi lên mặt nước với mật độ dày đặc. Gần 1 giờ sau, hàng trăm người biết tin đã đổ xô xuống sông bắt cá đi bán.
Cá chết hàng loạt trên sống Sêrêpốk
Một người dân có nhà gần bên sông Sêrêpốk cho biết: Đã thức giấc trong đêm vì mùi thối nồng nặc do cá chết từ sông bốc lên. Cũng theo người này, trong đêm qua, đã có hàng trăm người chèo thuyền, đi dọc bờ sông để vớt cá. Dù không có thuyền, chỉ đi dọc bờ sông dùng vợt vớt nhưng sau vài tiếng, người dân này cũng đã vớt được gần 30kg, chủ yếu là cá lăng đuôi đỏ, chép, trê; có gia đình vớt được gần 2 tạ, đều là cá to.
Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân cá chết hàng loạt nói trên là do các khu công nghiệp đóng gần sông Sêrêpốk xả thải làm ô nhiễm nguồn nước. Đến sáng 28/1, một lượng lớn nước có màu đen, bốc mùi hôi thối từ Khu công nghiệp Tâm Thắng (huyện Cư Jút, Đắk Nông) vẫn tiếp tục chảy ra sông Sêrêpốk.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông cũng đã quyết định xử phạt một nhà máy đóng tại Khu công nghiệp này 225 triệu đồng vì đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông Sêrêpốk.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
