Cá cóc khổng lồ Trung Quốc đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Là loài lưỡng cư lớn nhất thế giới, cá cóc khổng lồ Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
>> 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng
>> Cá tầm hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở Trung Quốc
Nguy cơ tuyệt chủng loài các cóc khổng lồ Trung Quốc
Thân dưới cá cóc Trung Quốc, hay còn gọi là kỳ nhông. (Ảnh: Natural Vision).
Cá cóc khổng lồ Trung Quốc thực chất là một loài kỳ nhông. Chúng thường sống ở các hang dưới nước, trong các khe đá lớn, nơi con cái đẻ trứng. Con đực sẽ bảo vệ và chăm sóc trứng cho đến khi trứng nở sau hơn một tháng.
Kỳ nhông Trung Quốc là động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới. Con trưởng thành dài tới 1,8 m, nặng tới 50 kg. Tuy nhiên, nòng nọc của loài này chỉ dài khoảng 3 cm.
Loài vật này xuất hiện trong nhiều huyền thoại và truyền thuyết dân gian Trung Quốc. Bát quái, vòng tròn âm dương nổi tiếng, ban đầu được cho là biểu tượng hai con kỳ nhông quấn lấy nhau.
Ở Trung Quốc, loài kỳ nhông này còn được gọi là "wa wa yu", có nghĩa là "cá sơ sinh", vì chúng có tiếng kêu hệt như tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Loài này có dòng dõi cổ xưa là họ Cryptobranchidae, một họ động vật lưỡng từ cách đây 170 triệu năm nay.
Cá cóc Trung Quốc thường được mệnh danh là "hóa thạch sống", vì chúng có những đặc điểm gần gũi với họ hàng cổ xưa.
"Chúng không thay đổi nhiều kể từ thời Khủng long bạo chúa Tyrannosaurus", Andrew Cunningham, thành viên Hội động vật học London, Anh nói.
Tuy nhiên, loài sinh vật này đang ngày càng hiếm trong tự nhiên. Kể từ thập niên 50, số lượng chúng bắt đầu giảm đáng kể. Hiện nay, đây là một trong những động vật được liệt kê và Sách Đỏ Các loài bị đe dọa của Liên minh quốc tế về bảo tồn thiên nhiên.
Khoảng một thập kỷ gần đây, số lượng trang trại công nghiệp nuôi kỳ nhông ở Trung Quốc đang gia tăng. Việc này rất có thể đã gây ảnh hưởng đến quần thể kỳ nhông tự nhiên.
Kỳ nhông được coi là một món khoái khẩu ở Trung Quốc, bất chấp chúng là loài được bảo vệ. Ngoài ra, kích thước khổng lồ khiến chúng trở thành nguồn thức ăn sinh lời lớn. Do đó, kỳ nhông tự nhiên thường bị săn bắt, đem bán lấy tiền và nuôi nhốt trong các trang trại. Kết quả là, số lượng cá thể trong tự nhiên giảm dần, bởi một con kỳ nhông mất tới năm bảy năm để trưởng thành.
"Wa wa yu", cá sơ sinh, là món khoái khẩu của người dân Trung Quốc. (Ảnh: BBC)
Trước đây, khi số lượng còn nhiều, việc săn bắt loài này rất dễ dàng, ông Cunningham cho biết. Tuy nhiên, vì loài này ngày càng hiếm, nhiều người sử dụng các phương pháp săn bắt mang tính hủy diệt như thuốc nổ, súng điện, kể cả thuốc trừ sâu, khiến hầu hết động vật sống quanh nơi kỳ nhông ở cũng bị đầu độc theo.
Hình phạt dành cho việc săn bắt trộm không đáng kể. "Thậm chí có những báo cáo rằng, các cơ quan bảo vệ mua chúng từ các tay săn trộm, rồi bán lại cho các trang trại", ông Cunningham nói.
Các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng ở trang trại, đe dọa loài kỳ nhông hoang dã. Theo một báo cáo điều tra ngành công nghiệp nuôi kỳ nhông ở Trung Quốc trên tạp chí Oryx, nếu loài động vật hoang dã này tiếp tục được nuôi dưỡng trong các trang trại, chúng sẽ sớm bị tuyệt chủng trong tự nhiên.
Hiểu rõ những nguy cơ này, các nhà bảo tồn cho biết họ đang có kế hoạch bảo tồn loài này.
"Ngành công nghiệp nuôi cá cóc rất lớn, chính phủ trung ương và địa phương Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền vào nó", Cunningham nói. "Đóng cửa các trang trại không phải là lựa chọn khả thi".
Thay vào đó, các trang trại cần được quản lý tốt hơn. Ví dụ, không thả kỳ nhông nuôi nhốt vào tự nhiên.
Theo BBC, trước đây, chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích thả kỳ nhông nuôi nhốt ra tự nhiên để thúc đẩy số lượng trong đời sống hoang dã. Tuy nhiên, điều này gây hại nhiều hơn lợi.
Những con được thả ra không được sàng lọc bệnh, do đó, rất có thể, chúng đã lây lan mầm bệnh. Chúng cũng không được kiểm tra gene xem có thích hợp để thả về môi trường tự nhiên không. Ngoài ra, chúng không được giám sát hay đánh giá tổng thể xem xét mức độ thành bại của dự án.
Cunningham và đồng nghiệp kiến nghị, cá cóc tự nhiên và nuôi nhốt phải được nuôi riêng. Có thể gắn chip lên con nuôi nhốt để phân biệt với con tự nhiên.
Ngoài ra, cần phải thúc đẩy an toàn sinh học và kiểm soát mầm bệnh trong các trang trại như cách ly chuồng mới, xử lý nước thải để chấm dứt việc xả mầm bệnh ra môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, Cunningham đánh giá, trước mắt, triển vọng cho loài kỳ nhông hoang dã vẫn rất ảm đạm, dù hàng chục triệu con đang sống tại khắp 43 trang trại ở Trung Quốc. Trước khi chúng thực sự tái sinh, chúng ta cần phải thay đổi quan niệm đối với loài này.
"Đây là một trong những loài động vật kỳ diệu nhất trên hành tinh", Cunningham nói. "Người Trung Quốc phải học cách trân trọng giống loài đặc biệt này. Chỉ có thế, loài này mới có tương lai tươi sáng được".
Loài động vật từ thời tiền sử này có tiếng kêu như tiếng khóc của trẻ sơ sinh. (Ảnh: London Zoo).

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.
