Cá đuối "trinh nữ" tự sinh con không qua giao phối
Trong quá trình phát triển gây sốc, một con cá đuối 11 năm tuổi đã sinh ra con non khỏe mạnh dù không tiếp xúc với con đực nào trong hơn 9 năm.
Tuy nhiên, lần “trinh sản” này không phải là một phép màu. Đó là kết quả của quá trình nhân bản gọi là parthenogenesis.
Thủy cung giờ đây có thêm một con cá đuối đại bàng con đáng yêu tên là Ani, 4 tuần tuổi.
Trinh sản không phải là kiểu sinh sản bình thường đối với động vật và có thể gây nguy hiểm cho chúng trong tương lai.
Ani, tên gọi tắt của Anakin, được nhân viên ở thủy cung Sea Life tại Sydney, Australia đặt theo tên Anakin Skywalker hay còn gọi là Darth Vader, một nhân vật không có cha.
Parthenogenesis có nghĩa là trinh sản theo tiếng Latinh, cũng xảy ra ở nhiều loại khác, nhưng không phổ biến, theo thông báo của thủy cung.
Ani sinh hôm 26/7 và đội ngũ nhân viên thủy cung cho biết nó rất khỏe mạnh, bơi và ăn tốt. Nó thể hiện những thói quen của một con cá đuối đại bàng non khỏe và vui vẻ. Nó thích ăn trai và phi lê cá mòi.
Dù trinh sản là hiện tượng hiếm gặp và thú vị về mặt khoa học, đây không phải là kiểu sinh sản bình thường đối với động vật và có thể gây nguy hiểm cho chúng trong tương lai. Nó tạo ra sự đa dạng về gene ở con non và khiến chúng chịu đựng kém hơn trước những thay đổi trên thế giới.
Ani chưa được đưa ra trưng bày ở thủy cung. Các nhân viên đang tích cực theo dõi quá trình phát triển của nó.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"
Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Quái vật ăn thịt mõm kiếm dài, sắc nhọn săn mồi nhanh kỷ lục đại dương
Cá buồm thường được cho là loài cá bơi nhanh nhất đại dương và cạnh tranh sát sao với chúng là cá ngừ vây xanh.
