Cá heo và cá voi canh xác con non suốt nhiều ngày

Cá heo và cá voi được bắt gặp mang con non đã chết bên mình trong thời gian dài để bảo vệ xác khỏi những loài động vật săn mồi.

Cá heo và cá voi canh xác con non suốt nhiều ngày
Cá voi ngoạm xác con non chết khi chào đời trong miệng.

Nhóm nghiên cứu ở tổ chức Dolphin Biology and Conservation tại Cordenons, Italy, phân tích 78 ghi chép về cách động vật biển có vú xử lý xác đồng loại từ năm 1970 đến 2016, theo Long Room. Hơn 90% cá heo trong nghiên cứu chăm chút con non đã chết, trong đó số con cái có hành vi đau buồn chiếm 3/4.


Cá voi mẹ ngoạm xác con non mới sinh. (Video: BBC).

Ví dụ, một con cá voi sát thủ cái có biệt danh L72 ở ngoài khơi đảo San Juan Island, Washington, ngoạm xác con non chết khi chào đời trong miệng. "Nó cố gắng giữ cho xác con non ở gần mặt nước mọi lúc, để xác nằm cân bằng ở đỉnh đầu", Robin Baird ở tổ chức Cascadia Research Collective tại Olympia, Washington, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. Nhiều báo cáo ghi nhận cá voi ngoạm xác con non, đẩy về phía trước dưới nước và dùng vây vỗ về.

Trong 75% số trường hợp, con cái trưởng thành trông coi xác con non, một số bảo quản cơ thể phân hủy của con non suốt cả tuần. Hành vi này thường bao gồm một hoặc hai cá thể khác tham gia mang xác. Chúng cố gắng giữ cho xác con vật nổi trên mặt nước, thậm chí cố gắng khiến nó tỉnh lại.


Cá heo đau buồn bên xác con. (Video: Vimeo).

Trong bài báo đăng trên tạp chí Zoology hôm 9/5, nhóm nghiên cứu lý giải hành vi này có thể do "sự gắn bó sâu nặng dẫn tới khó rời xa". Theo họ, hành vi chăm chút sau khi chết (PAB) là kết quả từ việc con vật không thể nhận thức hay chấp nhận con non hoặc bạn đồng hành của nó đã chết.

PAB được ghi nhận ở 20 trong 88 loài động vật có vú ở biển. Các nhà nghiên cứu cho rằng PAB phổ biến hơn ở cá heo bởi chúng có khối lượng não lớn hơn và tính xã hội cao hơn cá voi. Họ vẫn không biết liệu động vật biển có vú có thực sự nhận thức được cái chết hay không và dự định tiến hành tìm hiểu thêm về vấn đề này. Nhóm nghiên cứu nhận định các phản ứng có thể là một cách biểu lộ căng thẳng bắt nguồn từ cảm xúc gắn bó.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Mực quỷ" khổng lồ: Sở hữu lực cắn mạnh như mãnh thú sư tử!

Cơ thể khổng lồ (chiều dài có thể lên tới 1,5m), mực quỷ đỏ là một trong những loại mực to lớn nhất hành tinh.

Đăng ngày: 08/06/2018
Vì sao động vật biển không thể ngừng ăn rác nhựa?

Vì sao động vật biển không thể ngừng ăn rác nhựa?

Nhựa được tìm thấy bên trong dạ dày của một phần ba số lượng cá đánh bắt tại Anh, bao gồm cả những loài mà chúng ta thường tiêu thụ như tôm hùm, trai, hàu.

Đăng ngày: 07/06/2018
Bí ẩn về vùng biển duy nhất không có bờ trên thế giới

Bí ẩn về vùng biển duy nhất không có bờ trên thế giới

Không giống như các đại dương khác, Sargasso không được hình thành theo những vùng đất xung quanh nó, mà bởi 4 dòng chảy đại dương nằm trong dòng Hoàn lưu Cận nhiệt đới.

Đăng ngày: 06/06/2018
Cá voi dạt lên bờ biển Thái Lan chết vì nuốt phải nhiều túi nylon

Cá voi dạt lên bờ biển Thái Lan chết vì nuốt phải nhiều túi nylon

Chú cá voi được tìm thấy dạt vào bờ biển Thái Lan hôm đầu tuần này trong tình trạng yếu không thể dung nạp dinh dưỡng.

Đăng ngày: 05/06/2018
Xác cá mái chèo liên tục dạt vào bờ biển Quảng Bình – Hà Tĩnh

Xác cá mái chèo liên tục dạt vào bờ biển Quảng Bình – Hà Tĩnh

Theo đó, khoảng 5 giờ 30 phút sáng 3/6, anh Đặng Hùng, ngư dân thôn Ngoại Hòa, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch khi đang thả lưới bắt cá gần bờ đã phát hiện 2 con cá mái chèo lớn dạt vào bờ biển.

Đăng ngày: 04/06/2018
Nghiên cứu mới: Các chuyên gia bất ngờ thu được trải nghiệm bị cá mập trắng ăn

Nghiên cứu mới: Các chuyên gia bất ngờ thu được trải nghiệm bị cá mập trắng ăn

Cá mập trắng khổng lồ thực sự là một hung thần của biển cả. Chúng là một trong những sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn dưới lòng đại dương.

Đăng ngày: 02/06/2018
Bộ não lớn nhất hành tinh của cá nhà táng

Bộ não lớn nhất hành tinh của cá nhà táng

Não cá nhà táng, động vật săn mồi lớn nhất trên Trái Đất, nặng tới 8kg trong khi tim của chúng có trọng lượng lên đến 125kg.

Đăng ngày: 02/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News