Cá hút thịt san hô bằng nụ hôn tử thần

Với một nụ hôn chớp nhoáng, cá "môi nhầy" có thể chén sạch thịt san hô, một trong những thực đơn khó tiêu nhất trên Trái Đất.

Loài cá Labropsis australis dễ dàng rút thịt chứa độc tố của san hô bằng một "nụ hôn" đầy dịch nhầy với sức hút uy lực, theo Reuters. Các nhà khoa học đánh giá đây là một trong những chiến lược kiếm ăn độc đáo nhất trong thế giới loài vật.

Sử dụng kính hiển vi điện tử quét và video tốc độ cao, các nhà khoa học hôm 5/6 lần đầu tiên mô tả cách kiếm ăn của loài cá dài 18 cm này. Chỉ với một nụ hôn dài 1/50 giây, chúng có thể rút sạch phần thịt của san hô được dịch nhầy chứa độc tố bao bọc.

Cá hút thịt san hô bằng nụ hôn tử thần
Cặp môi tử thần của loài cá ăn thịt san hô. (Ảnh: Reuters).

"Hút phần dịch nhầy và thịt của san hô bằng môi tự bôi trơn không phải là điều chúng tôi nghĩ tới", nhà sinh vật học đại dương Victor Huertas của Đại học James Cook, Australia nói.

Vũ khí của chúng là cặp môi dày, với các mô gập xếp chồng lên nhau như mặt trong của mũ nấm, được dịch nhầy bao phủ. “Theo những gì chúng tôi biết, kiểu môi này chưa bao giờ được ghi nhận trước đây”, nhà sinh vật học David Bellwood nói.

Lớp nhầy bảo vệ môi cá khỏi các tế bào lông ngứa của san hô, giúp tăng sức mạnh của lực hút. "Trông giống hệt một nụ hôn gấp với âm thanh đặc trưng của nụ hôn", Huertas nói. Bellwood cho rằng kỹ thuật kiếm mồi của loài cá giống như cảnh trong phim kinh dị.

Cá Labropsis australis sống ở các bãi đá ngầm tại Ấn Độ Dương, khu vực trung và tây Thái Bình Dương. Trong số hơn 6.000 loài cá sống ở đá ngầm, chỉ khoảng 128 loài ăn san hô.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Bắt được

Bắt được "quái ngư" miệng rộng ở vực biển sâu 4000m

Các nhà khoa học quốc tế bắt được một con cá có vẻ ngoài dữ tợn với chiếc miệng rộng đầy răng khi thám hiểm vực sâu Australia.

Đăng ngày: 09/06/2017
Hình ảnh chưa từng thấy của cá voi lặn sâu 3.000 mét

Hình ảnh chưa từng thấy của cá voi lặn sâu 3.000 mét

Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên ghi hình loài cá voi mõm khoằm Cuvier bằng thiết bị bay không người lái tại một khu bảo tồn.

Đăng ngày: 06/06/2017
Nguồn gốc nàng tiên cá dưới góc nhìn khoa học

Nguồn gốc nàng tiên cá dưới góc nhìn khoa học

Các nhà khoa học cho rằng nàng tiên cá chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người khi nhìn thấy lợn biển hay cá nược từ khoảng cách xa.

Đăng ngày: 03/06/2017
Dài 10cm và sống dưới đại dương, sinh vật này có thể thay đổi cả thế giới

Dài 10cm và sống dưới đại dương, sinh vật này có thể thay đổi cả thế giới

Các chuyên gia cho rằng sinh vật này sẽ

Đăng ngày: 02/06/2017
Chuyên gia suy đoán nguyên nhân cá mập bay lên thuyền ngư dân Australia

Chuyên gia suy đoán nguyên nhân cá mập bay lên thuyền ngư dân Australia

Chuyên gia cho rằng con cá mập vọt lên thuyền ngư dân do bị mắc vào lưỡi câu hoặc quá mải mê đuổi theo con mồi.

Đăng ngày: 01/06/2017
Cá mập trắng 2 tạ phi thân lên thuyền ngư dân

Cá mập trắng 2 tạ phi thân lên thuyền ngư dân

Một ngư dân 73 tuổi tại Australia bị thương khi con cá mập trắng nặng 200 kg bất ngờ bay lên thuyền và húc vào ông.

Đăng ngày: 01/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News