Cá mập bị cắn mất nửa thân vẫn có thể săn mồi

Con cá mập vây đen bị một nhóm cá mập khác ngoạm mất phần lớn nửa dưới cơ thể trốn thoát và tiếp tục săn mồi trước khi chết do vết thương nặng.


Con cá mập sống sót thêm 20 phút sau vụ tấn công. (Video: Mario Lebrato)

Tiến sĩ Mario Lebrato, nhà khoa học 35 tuổi đến từ Tây Ban Nha, ghi lại thước phim hiếm gặp ngoài khơi Mozambique, ở độ sâu 1 - 2 mét bên dưới Ấn Độ Dương. Khi Lebrato và cộng sự thả con cá mập vây đen xuống biển, một nhóm cá mập khác bao vây nó, gây ra hàng loạt vết thương chí mạng.

Theo nhà nghiên cứu, trong nhóm cá mập kéo tới có vài con cá mập bò mắt trắng, một số con trong đó nặng tới 300 - 400 kg. Dù bị tấn công tập thể và mất phần lớn nửa dưới cơ thể, cá mập vây đen vẫn tìm cách chiến đấu và bơi đi xa. Lebrato cho biết con cá mập vùng vẫy trong khoảng 20 phút trước khi chết do những vết thương nặng. "Dù hành vi cá mập ăn cá mập được biết đến rộng rãi nhưng rất khó ghi hình", Lebrato nói.

Cá mập bị cắn mất nửa thân vẫn có thể săn mồi
Con cá bị ăn mất nửa người trước khi chết vì vết thương quá nặng.

Năm 2019, một nhóm ngư dân chứng kiến cuộc chiến sinh tử giữa hai con cá mập trắng ở ngoài khơi Miami, Florida. Hình ảnh do họ quay lại cung cấp bằng chứng cho giả thuyết cá mập ăn thịt đồng loại như một nguồn thức ăn. Tại thời điểm đó, giáo sư Mark Meekan đến từ Viện Khoa học Hải dương Australia cho biết nhiều loài cá mập khác nhau có hành vi ăn thịt đồng loại. Theo ông, những cuộc tấn công như vậy đang tăng dần dưới tác động từ con người.

Nghiên cứu trước đây cho thấy cá mập đã ăn thịt lẫn nhau trong hơn một thiên niên kỷ. Kết quả kiểm tra cho thấy hóa thạch phân lấy từ loài cá mập tiền sử orthacanthus từng bơi khắp các đại dương cách đây 300 triệu năm chứa răng cá mập non. Điều đó chứng tỏ hành vi ăn thịt đồng loại là một đặc điểm cơ bản của cá mập.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh vật lạ phun nọc như nhả tơ khiến netizen run sợ nháo nhác hỏi là con gì

Sinh vật lạ phun nọc như nhả tơ khiến netizen run sợ nháo nhác hỏi là con gì

Khi chạm vào phần đầu, loài sinh vật này ngay lập tức " nhả tơ" màu trắng giống như hình rễ cây khiến nhiều người khiếp sợ.

Đăng ngày: 25/11/2021
Cá mập trắng xé xác hải cẩu gần bờ

Cá mập trắng xé xác hải cẩu gần bờ

Một du khách trên tàu chứng kiến và ghi lại khoảnh khắc cá mập trắng xé xác hải cẩu ở vùng biển lặng gần Cape Cod.

Đăng ngày: 25/11/2021
Tôm hùm, bạch tuộc và cua có tri giác, có thể cảm nhận nỗi đau

Tôm hùm, bạch tuộc và cua có tri giác, có thể cảm nhận nỗi đau

Một báo cáo mới của Anh ghi nhận bạch tuộc, cua và tôm hùm cũng có tri giác, có thể cảm nhận được nỗi đau. Đây là những loài vật mới nhất được thêm vào danh sách sinh vật có tri giác của Anh.

Đăng ngày: 24/11/2021
Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt, Trung Quốc chiếm tới 85%

Thứ quý hơn cả kim cương ở Biển Đông đang cạn kiệt, Trung Quốc chiếm tới 85%

Trung Quốc hiện là nước có hạm đội tàu cá lớn nhất thế giới, trong đó ngành đánh bắt cá của nước này ước tính thu khoảng 60,07 tỷ USD vào 2020.

Đăng ngày: 23/11/2021
Những điều thú vị về hải sâm mà không phải ai cũng biết

Những điều thú vị về hải sâm mà không phải ai cũng biết

Lớp Hải sâm (Holothuroidea) gồm những động vật thân mềm hình ống, có một đầu là miệng có xúc tu, đầu kia là hậu môn. Nhiều loài là món ăn của con người.

Đăng ngày: 23/11/2021

"Rợn người" cảnh hàng chục con cá mập rỉa xác cá voi khổng lồ

Khoảnh khắc đàn cá mập hàng chục con đồng loạt kéo tới xâu xé ăn xác cá voi khổng lồ được camera ghi lại trọn vẹn, khiến người xem " thót tim".

Đăng ngày: 19/11/2021
Sau 170 năm công nghiệp hóa, con người đã phá vỡ một định luật tồn tại hàng tỷ năm trong lòng đại dương

Sau 170 năm công nghiệp hóa, con người đã phá vỡ một định luật tồn tại hàng tỷ năm trong lòng đại dương

Khi con người thống trị đại dương, chúng ta đã đánh bại những sinh vật săn mồi đầu bảng để ngồi trên đỉnh chuỗi thức ăn.

Đăng ngày: 18/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News