Cá mập có bộ hàm như quái vật ngoài hành tinh

Một loài cá mập hiếm gặp có hàm răng nhọn hoắt ngoác rộng như quái vật ngoài hành tinh được các nhà khoa học tìm thấy ở biển Đài Loan.

Viện Nghiên cứu Ngư nghiệp Đài Loan bắt được 5 con cá mập rắn lục (viper shark) ở vùng biển gần xã Đông Hà, huyện Đài Đông trong một cuộc khảo sát định kỳ, Long Room hôm qua đưa tin.

Cá mập có bộ hàm như quái vật ngoài hành tinh
Đặc điểm nổi bật nhất của cá mập rắn lục là bộ hàm rộng đầy răng nhọn hoắt. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Ngư nghiệp Đài Loan).

Trong số 5 mẫu vật đánh bắt ở độ sâu 350m, 4 con đã chết. Con còn sống được ngâm trong nước biển lạnh, nhưng cũng chết sau đó một hôm. "Đặc điểm dễ thấy nhất của những con cá mập này là những chiếc răng nhọn hoắt giống như răng nanh của loài rắn. Đó cũng là nguồn gốc tên gọi của cá mập rắn lục", Viện Nghiên cứu Ngư nghiệp Đài Loan cho biết.

Cá mập rắn lục ngoạm mồi bằng bộ hàm có thể ngoác rộng chóng vánh. Chúng có thể dùng cách há rộng miệng để nuốt chửng toàn bộ một con cá tương đối lớn. Loài cá mập phát sáng trong bóng tối này vô cùng hiếm gặp. Các nhà nghiên cứu mới chỉ thu thập được vài con kể từ lần đầu tiên phát hiện chúng vào năm 1986.

Do cá mập rắn lục quá hiếm thấy, giới nghiên cứu biết rất ít về chúng. Họ cho rằng vào ban ngày chúng bơi ở độ sâu 300-400m, còn vào ban đêm chúng hoạt động cách mặt nước 150m. Thức ăn của cá mập rắn lục bao gồm các loài giáp xác và cá có xương sống, bao gồm cá lồng đèn. Những con cá lồng đèn có thể bị thu hút bởi cơ thể phát sáng của cá mập rắn lục.

Cá mập rắn lục được tìm thấy lần đầu ở ngoài đảo Shikoku, Nhật Bản bởi tàu đánh cá Seiryo-Maru. Nó được đặt tên khoa học là Trigonognathus kabeyai nhằm vinh danh Hiromichi Kabeya, thuyền trưởng của con tàu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Điều kỳ dị này đã giúp rắn biển không uống nước 6 - 7 tháng vẫn

Điều kỳ dị này đã giúp rắn biển không uống nước 6 - 7 tháng vẫn "sống nhăn răng"

Này, bạn có ngạc nhiên không khi những chú rắn biển sống giữa đại dương bao la kia lại phải chịu tình cảnh khát nước khi bao quanh chúng là nguồn nước biển mặn chát đấy!

Đăng ngày: 08/01/2018
Phương pháp mới giúp đo lường chính xác nhiệt độ đại dương

Phương pháp mới giúp đo lường chính xác nhiệt độ đại dương

Theo đó, các lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này đã hình thành một

Đăng ngày: 07/01/2018
Số liệu khủng khiếp về những vùng biển tử thần trên các đại dương

Số liệu khủng khiếp về những vùng biển tử thần trên các đại dương

Sinh vật biển muốn tồn tại được không chỉ cần nước, mà trong nước còn phải có đủ oxy nữa. Vậy trên các đại dương, có những vùng nước mật độ oxy chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Đăng ngày: 06/01/2018
Cơ thể đặc biệt của loài cá sống ở độ sâu 8.178 mét

Cơ thể đặc biệt của loài cá sống ở độ sâu 8.178 mét

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Zootaxa, Gerringer và đồng nghiệp mô tả loài cá ốc mới được xác nhận sống ở độ sâu 8.178 mét tại rãnh Mariana nằm phía tây Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 05/01/2018
Bí ẩn chưa có lời giải về những con cá mập trắng bị moi gan, móc tim trong năm 2017

Bí ẩn chưa có lời giải về những con cá mập trắng bị moi gan, móc tim trong năm 2017

Thế giới đã bước sang năm 2018, nhưng vẫn còn đó nhưng bí ẩn chưa có lời giải bắt nguồn từ năm 2017.

Đăng ngày: 04/01/2018
Trung Quốc nghe được âm thanh từ khe vực Mariana

Trung Quốc nghe được âm thanh từ khe vực Mariana

China Ocean News cho hay các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Tây Bắc ở tỉnh Thiểm Tây đã thực hiện thí nghiệm gần vực thẳm Challenger.

Đăng ngày: 03/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News