Cá mập hai đầu cực hiếm sa lưới ngư dân
Một ngư dân Ấn Độ bị sốc khi bắt được một con cá mập hai đầu, báo Daily Mail đưa tin.
Ông Nitin Patil, một ngư dân sống ở làng Satpati, thuộc TP Palghar, bang Maharashtra, Ấn Độ đang đánh cá ở vùng biển ngoài khơi bang Maharashtra thì vô tình bắt được một con cá mập con đột biến. Con cá mập con vẫn còn sống khi được gỡ ra khỏi lưới.
Ngư dân đã thả con cá sau khi bắt được nó. (Ảnh: NITIN PATEL/PEN NEWS/DAILY MAIL)
Ông Patil Không nghĩ rằng con cá mập mà ông vừa bắt được là một sinh vật cực kỳ quý hiếm nên ông chỉ chụp một vài bức ảnh con cá rồi thả nó trở về biển.
"Chúng tôi không ăn những loài cá nhỏ như vậy, đặc biệt là cá mập, vì vậy tôi quyết định ném nó trở lại biển dù thấy nó rất lạ" - ông Patil kể lại.
Tuy nhiên, sau khi chia sẻ bức ảnh chụp con cá lên mạng xã hội, ông Patil mới biết con cá mà mình bắt được hiếm như thế nào.
Tiến sĩ KV Akhilesh, thuộc Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ cho biết trước đây người ta chỉ hai lần bắt gặp một con cá mập có hai đầu như vậy.
Con cá mập hai đầu này là giống cá mập thân dài. (Ảnh: NITIN PATEL/PEN NEWS/DAILY MAIL).
“Một con cá mập hai đầu tương tự đã được tìm thấy ở bang Gujarat, Ấn Độ vào năm 1964 và một con khác vào năm 1991 ở bang Karnataka" - ông Akhilesh cho biết.
Các nhà khoa học tin rằng nhiều yếu tố có thể đã dẫn đến việc con cá mập đuôi dài (Scoliodon laticaudus), có đột biến kỳ lạ này.
"Những phát hiện này hiếm đến mức các nhà khoa học chưa từng có cơ hội để tìm ra nguyên nhân gây ra sự đột biến bất thường. Các rối loạn di truyền có thể do chuyển hóa, ô nhiễm" - ông Akhilesh cho biết thêm.
Tiến sĩ Akhilesh cho khả năng sống sót đến tuổi trưởng thành của những sinh vật này thường cũng không cao.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
