Cá mập lũ lượt bơi vào kênh đào tránh thủy triều đỏ

Hàng trăm con cá mập ở Tây Florida bơi vào sâu trong đất liền để tránh thủy triều đỏ chết chóc.

Các loài cá mập khác nhau bao gồm cá nhám búa, cá mập vây đen, cá mập miệng bản lề và cá mập chanh bơi qua thị trấn Longboat Key để vào kênh đào Buttonwood Harbor, cách xa môi trường sống tự nhiên của chúng.

Báo cáo về loài động vật biển ăn thịt này ở vịnh được ghi nhận vào tuần trước. "Bạn có thể đi khắp kênh đào bằng cách đạp lên lưng cá mập dưới nước", Janelle Branowner, cư dân địa phương mô tả. "Hiện nay, nước ở vịnh không trong lành".

Cá mập đang xâm chiếm khu vực do môi trường sống thông thường của chúng ở vịnh Tampa, vịnh Sarasota và dọc vùng ven biển từ quận Pasco tới Sarasota, bị ảnh hưởng bởi thủy triều đỏ tảo Karenia brevis phát triển mạnh khác thường gây ra. Tảo giết chết sinh vật biển thông qua sản sinh chất độc tác động tới hệ thần kinh trung ương của chúng. Tảo cũng gây ra vấn đề hô hấp cho con người, làm ô nhiễm nguồn nước, hạ thấp nồng độ oxy và khiến xác cá chết chặn hết đường dẫn nước.

Thủy triều đỏ xuất hiện ở vùng ven biển Florida khoảng mỗi năm một lần, nhưng hiện tượng tự nhiên này đang trở nên ngày càng phổ biến do nước ấm lên bởi biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho tảo sinh sôi nảy nở.

Cá mập lũ lượt bơi vào kênh đào tránh thủy triều đỏ
Cá mập bơi trong kênh đào. (Ảnh: Fox).

Thủy triều đỏ xuất hiện theo mảng lớn và kéo dài từ tháng 12/2020, theo Phòng thí nghiệm hải dương Mote, nhưng tảo nở hoa gần đây đang gia tăng về mức độ nghiêm trọng. Mẫu nước từ quận Pinellas, bao gồm St. Petersburg và Clearwater, cho thấy mật độ thủy triều đỏ lớn gấp 17 lần so với mức được cho là cao. Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra bằng chứng về nguyên nhân tảo nở mạnh khác thường, Longboat Key chỉ cách vài kilomet nhà máy phân bón Piney Point bỏ hoang, từng xả hàng triệu lít nước thải độc hại vào vịnh Tampa.

Theo nhà sinh vật học Jack Morris ở Phòng thí nghiệm hải dương Mote, nếu tình trạng kéo dài lâu, những con cá mập sẽ hết thức ăn và cạn kiệt năng lượng. Một số hoặc tất cả sẽ chết. Nhà chức trách cho biết mùa hè năm nay là đợt thủy triều đỏ tồi tệ nhất từ năm 2018, tảo trải rộng gần 233km, giết chết nhiều động vật lớn như lợn biển và cá heo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập có nguy cơ tuyệt chủng vì vaccine Covid-19?

Cá mập có nguy cơ tuyệt chủng vì vaccine Covid-19?

Một số nhà hoạt động phản đối sử dụng squalene từ cá mập để phục vụ cho nhu cầu phát triển vaccine Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề đã bị các YouTuber đẩy lên quá mức, bóp méo sự thật.

Đăng ngày: 02/08/2021
Quét CT ruột cá mập, các nhà nghiên cứu ngỡ ngàng tìm thấy phát minh khoa học của Nikola Tesla

Quét CT ruột cá mập, các nhà nghiên cứu ngỡ ngàng tìm thấy phát minh khoa học của Nikola Tesla

Lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành quét 3D ruột cá mập để tìm hiểu cách chúng tiêu hóa thức ăn, để rồi tìm ra một điều vô cùng bất ngờ.

Đăng ngày: 30/07/2021
Lần đầu tiên hai cá voi sát thủ trắng siêu hiếm lộ diện ngoài khơi Nhật Bản

Lần đầu tiên hai cá voi sát thủ trắng siêu hiếm lộ diện ngoài khơi Nhật Bản

Những người quan sát cá voi ở ngoài khơi Nhật Bản không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng hai con cá voi sát thủ trắng cực kỳ quý hiếm đồng thời xuất hiện, bơi cùng một đàn.

Đăng ngày: 28/07/2021
Giới khoa học kêu cứu cho đàn cá hồi Đại Tây Dương cuối cùng ở Mỹ

Giới khoa học kêu cứu cho đàn cá hồi Đại Tây Dương cuối cùng ở Mỹ

Các tổ chức môi trường và nhà khoa học đang hối thúc bang Maine, nơi có quần thể cá hồi Đại Tây Dương ngoài tự nhiên cuối cùng ở Mỹ, đưa loài cá này vào danh sách nguy cấp.

Đăng ngày: 26/07/2021
Địa Trung Hải báo động vì cá sư tử

Địa Trung Hải báo động vì cá sư tử

Đa dạng sinh học trên khắp Địa Trung Hải có nguy cơ bị phá hủy trong bối cảnh đàn cá sư tử, vốn sinh trưởng ở Ấn Độ Dương, xâm lấn vào khu vực này và sinh sôi mạnh mẽ.

Đăng ngày: 26/07/2021
Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tế bào san hô nuốt tảo

Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tế bào san hô nuốt tảo

Bình thường, các rạn san hô thường sống cộng sinh với tảo, những loài tảo này sẽ quang hợp để sản xuất chất dinh dưỡng cho san hô ăn và cũng bằng cách này nó làm cho tảo có màu sắc.

Đăng ngày: 24/07/2021
Cá mặt trăng hiếm thấy dạt vào bờ biển Mỹ

Cá mặt trăng hiếm thấy dạt vào bờ biển Mỹ

Các nhà hải dương học nói cá mặt trăng sống ở tầng nước sâu dạt vào bờ biển Oregon, Mỹ là điều ít khi xảy ra. Xác cá còn rất mới và nguyên vẹn khi được phát hiện.

Đăng ngày: 22/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News