Cá mập sống sót sau cuộc chiến với mực khổng lồ

Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về cuộc chiến giữa cá mập và một con mực dài hơn 8m tính cả xúc tu dưới Thái Bình Dương.

Xúc tu của con mực to lớn để lại những dấu giác hút to bằng quả bóng golf trên da cá mập vây trắng đại dương dài 2,1 mét. Đây là bằng chứng khoa học đầu tiên về tương tác giữa cá mập và mực khổng lồ hay bất kỳ loài mực lớn tương tự nào khác sống ở độ sâu hơn 305 m, theo nghiên cứu công bố hôm 3/6 trên tạp chí Fish Biology.


Dấu giác hút gần vây lưng cá mập. (Ảnh: National Geographic).

Vào hè năm 2019, nhiếp ảnh gia Deron Verbeck trông thấy một con cá mập ngoài khơi Kona, Hawaii, có những dấu tròn màu trắng ở sườn. Cho rằng các nhà khoa học có thể nhận dạng cá mập dựa trên vết sẹo của chúng, Verbeck chụp vài bức ảnh. Khi xem lại trên máy tính, Verbeck phóng to chấm tròn và rất bất ngờ vì nhận ra đó là hàng loạt dấu giác hút lớn.

Yannis Papastamatiou, nhà sinh thái học cá mập ở Đại học Quốc tế Florida tại Miami trông thấy bức ảnh và lập tức liên lạc với Verbeck. Papastamatiou và cộng sự mô tả tương tác này trong nghiên cứu mới. Họ không thể kết luận loài mực nào là tác giả của những dấu giác hút bởi có một số loài mực đủ lớn để tạo ra vết đó. Nhưng theo Papastamatiou, con mực đó hẳn phải khá lớn.

Phát hiện trên đặc biệt hữu ích đối với công tác bảo tồn cá mập vây trắng đại dương, loài vô cùng nguy cấp do đánh cá thương mại và buôn bán vây cá mập. Ví dụ, việc biết cá mập vây trắng có thể kiếm ăn ở vùng biển sâu có thể giúp các nhà khoa học tư vấn cho nhà chức trách vùng biển nào cần bảo vệ.

Papastamatiou nhấn mạnh rất khó để rút ra kết luận dựa trên một bức ảnh. Cuộc chiến có thể nổ ra nếu hai loài động vật ăn thịt đụng nhau, nhưng nhiều khả năng cá mập bơi theo con mực để săn mồi. Cá mập vây trắng không kén chọn thức ăn, chúng săn nhiều loại các khác nhau và mực nhỏ. Dù loài cá mập này có thể lặn sâu, chúng chủ yếu đi săn gần mặt nước. Có thể con mực khiêu chiến trước, nhưng đồng tác giả nghiên cứu Heather Bracken-Grissom, nhà sinh vật học ở Đại học Quốc tế Florida, chưa có ghi chép nào về mực săn cá mập.

"Có khả năng con mực bị cá mập tấn công và buộc phải tự vệ", Bracken-Grissom suy đoán. Dựa theo dấu giác hút trên da cá mập, Bracken-Grissom suy đoán con mực dài ít nhất một mét và 8,2 m nếu tính cả xúc tu. Những dấu tròn màu trắng ở cá mập có thể do giác hút ở phần cuối xúc tu gây ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 22/06/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 22/06/2025
Lý do không thủy cung nào dám nuôi

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"

Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Đăng ngày: 09/06/2025
Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá

Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá "cắt cổ" chỉ dành cho người giàu

Vùng biển xứ Galicia ở tây bắc Tây Ban Nha nổi tiếng với nhiều loài hải sản cao cấp, trong đó ốc cổ ngỗng được xem là có giá trị dinh dưỡng rất cao với rất nhiều nguyên tố vi lượng, vị lại ngọt ngon.

Đăng ngày: 02/06/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 25/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News