Cá mút đá có thể tạo ra tơ như tằm
Những con cá mút đá không hàm, không xương sống, trông tựa như những con giun khổng lồ là một loài vật nguyên thuỷ sống dưới đáy đại dương, có mặt trên hành tinh này từ 500 triệu năm về trước.
Một chất nhầy đặc biệt do chúng sản sinh ra được các nhà khoa học Canada cho rằng sẽ là nguyên liệu để sản xuất vải mặc cho loài người trong tương lai.
Cá mút đá (hagfish, tên khoa học là Myxinidae) chẳng phải là một loài vật có hình dạng quyến rũ. Chúng sinh sống trong những vực thẳm tối tăm dưới đáy đại dương và chuyên ăn xác thối. Một trong những món khoái khẩu nhất của chúng là xác cá voi. Song mặc dù chẳng có gì là hấp dẫn nếu không muốn nói là trông còn ghê sợ nữa thì chúng vẫn là loài vật rất đáng được quan tâm. Chất nhầy mà chúng tiết ra để tự vệ là một loại vật liệu có thể dùng để làm vải may mặc.
"Trong số những sinh vật biển mà tôi đã từng nghiên cứu, cá mút đá không phải là loài hấp dẫn nhất, nhưng chúng tôi lại rất… ngưỡng mộ. Chúng đã xuất hiện trên Trái đất cách nay hàng trăm triệu năm, từ thời khủng long và nhiều loài khác đã tuyệt chủng từ lâu” - ông Tim Uinegard, nhà nghiên cứu Đại học Guelph ở Canada chuyên nghiên cứu về các chất nhờn của cá mút đá cho biết.
Do những thảm hoạ của Thiên nhiên, những bầy khủng long thống trị hành tinh đã chết hàng loạt từ 60 triệu năm trước, thì loài cá mút đá lẩn trốn dưới đại dương sâu thẳm đã sống sót đến ngày nay. Trên thân của chúng có khoảng 100 tuyến tiết ra một chất trắng như sữa. Chất ấy loang ra, hoà vào nước biển, tạo ra những sợi rất mảnh, nhưng cực kỳ bền và đàn hồi.
Cứ phất phơ trong nước biển, rồi rắn lại, chúng chẳng khác gì những sợi tơ. Tuy có loài cá mút đá dài đến 1,2 mét, nhưng trung bình chúng chỉ dài hơn một gang tay, chừng 30cm mà thôi. Mặc dù kích thước nhỏ bé như vậy, một con cá mút đá mang trên mình một lượng chất nhờn có thể kéo thành một sợi dài hàng chục vạn mét, có bản chất hoá học là những protein như tơ tằm.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm dùng tơ từ cá mút đá dệt thành quần áo nhẹ, bền, thoáng khí, co giãn tốt cho các nhà thể thao. Thậm chí họ còn may thành áo chống đạn rất hiệu quả. Các nhà khoa học cho rằng hoàn toàn có thể tổ chức nuôi cá mút đá để lấy tơ, tựa như nuôi tằm nhưng là ở dưới đáy đại dương.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.
