Cá ngoài biển sẽ di chuyển về đâu?
Một bản báo cáo trong Địa sinh học và Sinh thái toàn cầu (Global Ecology and Biogeography) của các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) cho biết sự di chuyển của nhiều loài cá về phương nam sẽ là một điểm nóng của hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra.

Sự di chuyển của nhiều loài cá về phương nam sẽ là một điểm nóng của hiện tượng biến đổi khí hậu. (Ảnh: Internet).
Theo bản báo cáo, tại Australia 45 loài cá chiếm 30% tổng số loài sống gần bờ trong vùng đang có những cuộc di cư lớn liên quan đến khí hậu.
Nhà nghiên cứu Alistair Hobday của CSIRO, người góp phần soạn thảo bản báo cáo phát biểu: "Công trình nghiên cứu dựa trên các tư liệu, các bản điều tra, các thống kê về đánh bắt cá, thống kê thương mại, nhưng tấm ảnh chụp dưới mặt nước từ cuối thế kỷ 19 đến nay”.
Sự tăng nhiệt độ đang diễn ra
Theo Hobday vùng biển phía đông nam Australia đang trải qua một quá trình biến đổi nhiệt độ: "Các quan sát trong 40 năm qua cho thấy dọc theo bờ biển phía đông nhiệt độ liên tục tăng, gấp 4 lần con số trung bình của thế giới là 0,6 độ C trong một trăm năm. Dòng hải lưu chảy về phương nam nên mức độ bị nóng lên tăng gấp đôi. Kết quả là một số loài cá di chuyển về phương nam để tìm nơi cư trú mới".
Như vậy có nghĩa là cá vốn trước đây sống ở Queensland nay đang di chuyển xuống New South Wales, từ New South Queensland xuống Victoria, và từ Victoria xuống Tasmania. Nhiệt độ của nước dao động theo mùa từ 12 đến 22 độ C là tác động lớn nhất.
Nguyên nhân và hậu quả
Một bản báo cáo năm 2006 đã đề cập đên nguyên nhân di chuyển của các loài cá.
Nghiên cứu mới nhất này đã chỉ ra: ô nhiễm và nhiệt độ tăng cao theo thời gian. Theo Hobday, "các số liệu ghi chép của 40 năm chứng minh nhiệt độ tăng liên tục cùng với mức tăng lượng khí CO2 hoà tan làm độ pH của nước biển hạ xuống”. Đó là nguyên nhân tác động đến một số loaì cá nhạy cảm với môi trường.
Sự di chuyển ấy là có lợi về mặt này gây hại về mặt khác đối với các vùng biển ở Australia. Ví dụ cá biển qua vịnh Bass vào vùng bển Tasmania đã huỷ diệt lớp tảo đáy biển là có hại đối với một số loài, nhưng lại tạo ra nơi sinh sống của các loài khác. Các loài cá ở New South Wales di chuyển đến Tasmanian cũng là tin tốt lành đối với ngư dân.
Thế nhưng, tiếp sau đó nữa, cá sẽ chuyển về đâu? Tương lai sẽ trả lời điều đó.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
